Trúng mùa nhờ nuôi cua đồng trong ruộng lúa

Chỉ sau 1 năm thực hiên, dự án "Nuôi cua đồng thương phẩm trong ruộng lúa" tại các huyện Đoan Hùng, Lâm Thao của tỉnh Phú Thọ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng làm giàu bền vững cho bà con nông dân.

Cua đồng nuôi trong ruộng lúa
Cua đồng nuôi trong ruộng lúa

Bắt đầu từ năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ bắt đầu triển khai thực hiện mô hình "Nuôi cua đồng thương phẩm trong ruộng lúa" tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh như Đoan Hùng, Lâm Thao…

Tuy mới triển khai, nhưng mô hình nuôi cua đồng này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngày càng được nhiều nông dân đến tìm hiểu, học tập, làm theo. Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ mở rộng triển khai mô hình tại huyện Phù Ninh, Thanh Thủy…

Thiết kế ruộng nuôi cua đồngThiết kế ruộng nuôi cua đồng thương phẩm tại tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Hoan Nguyễn

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Danviet.vn, ông Đỗ Mạnh Thắng (khu Trung Giàu, xã Bình Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ, gia đình ông được tạo điều kiện, hỗ trợ 30.000 con cua giống. Bên cạnh đó, gia đình ông còn được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tận tình về thiết kế ruộng nuôi cua đồng, làm bờ chắn bảo vệ, xử lý ruộng trước khi nuôi, kỹ thuật nuôi cua đồng và biện pháp quản lý đàn cua…

Nhờ tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi cua đồng, sau khoảng 15 ngày thả nuôi, cua đồng sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều con cua trọng lượng tăng 1,5-2 lần.

"Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi cua đồng, hướng dẫn bà con ở địa phương nuôi và nhân rộng, hướng tới nuôi cua đồng sinh sản...," ông Thắng nói.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ đánh giá, với 2,5 sào ruộng (tương đương diện tích ao nuôi cua khoảng 900m2), bà con sẽ thả 100kg cua giống (300-350 con cua giống/kg).

Chỉ sau sau 5 tháng nuôi, cua đồng sẽ tăng trọng lượng, đạt 60-80 con/kg, Với giá cua đồng từ 90.000-140.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, nông dân thu lãi 15-20 triệu đồng/lứa.

Từ năm thứ 2 trở đi, lợi nhuận từ mô hình nuôi cua đồng cứ thế tăng dần theo từng năm, do không tính chi phí khấu hao kinh phí đầu tư, tài sản, máy móc thiết bị...

Do nhu cầu cua đồng của thị trường lớn, nông dân nuôi cua sẽ không phải lo "đầu ra" cho con cua đồng thương phẩm. Cua đồng thương phẩm đảm bảo chất lượng sẽ được thu mua tận nơi.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Danviet.vn, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Phú (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) nhấn mạnh, thực hiện phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2020-2025, huyện đã thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đổi mới hình thức sản xuất, tăng cường phối hợp ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con. Trong đó, điểm sáng là mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa.

Đến nay, việc nuôi cua đồng thương phẩm tại xã bước đầu phù hợp với đồng đất địa phương, hướng tới nuôi cua sinh sản, nhân rộng, cung cấp cua thương phẩm và con giống đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ đó, tạo ra hướng phát triển mới, giúp bà con tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

"Bí quyết" nuôi cua đồng thương phẩm

Để mô hình nuôi cua đồng đạt hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ lưu ý bà con chú ý chọn ruộng nuôi cua đồng có địa hình bằng phẳng, cấp, thoát nước thuận lợi, nguồn nước không ô nhiễm.

Chuẩn bị giống cua đồngChuẩn bị giống cua đồng thương phẩm để thả nuôi tại mô hình. Ảnh: i.ytimg.com

Thiết kế ruộng nuôi cua đồng cần đào mương bao quanh và mương giữa, với kích thước sâu 60-80cm, rộng 1-1,5m. Tổng diện tích mương chiếm khoảng 15-20% diện tích ruộng nuôi.

Bà con cần giữ lại phần gốc rạ của vụ lúa vừa thu hoạch trong ruộng, thả bèo tây, trồng thêm rau muống… để làm nơi trú ẩn, che bóng mát- giảm nhiệt cho cua đồng trong mùa nắng nóng.

Bên cạnh đó, bà con cần làm hàng chắn bảo vệ xung quanh ruộng bằng bạt, tôn,...vùi sâu trong đất từ 20-30cm; cao từ 0,6-1m để chuột không làm ổ và ngăn cua không bò ra ngoài.

Đối với khâu xử lý ruộng nuôi cua đồng, bà con cần tát cạn nước, rắc 7-10kg vôi/100m2 để tiêu diệt mầm bệnh. Phơi nắng 3-5 ngày sau đó cấp nước vào đầy mương, láng đủ nước mặt ruộng trước khi thả cua giống 1-2 tuần.

Cua đồng ăn cá tạp, ốc, cám gạo, cám ngô, sắn…Bà con nấu hoặc băm nhỏ thức ăn vừa cỡ miệng cua. Khẩu phần ăn từ 5 - 8% trọng lượng cua/ngày và được chia làm 2 lần trong ngày, sáng sớm ăn 20 - 40% và chiều tối ăn 60 - 80 % trọng lượng.

Thức ăn của cua đồng phải còn tươi không bị ôi thiu, nấm mốc. Ngoài ra, có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao.

Nuôi cua đồng chắc thịt, lớn nhanh. Ảnh: agri.vn

Những tháng cuối chu kỳ nuôi, bà con cần tăng thêm thức ăn là động vật trong khẩu phần ăn để cua đồng nhanh lớn và chắc thịt.

Bà con cũng cần chú ý thường xuyên thay nước cho ao, ruộng nuôi 1 tuần/lần để kích thích cua lột xác và bắt mồi mạnh, mỗi lần thay nước từ 1/4-1/3 lượng nước trong ao, mương.

Trong quá trình nuôi, do cua sinh sản thường xuyên nên bà con thu tỉa bớt con to bán dần, tránh tình trạng cua cắn nhau khi thiếu thức ăn.

Ông Đỗ Mạnh Thắng (khu Trung Giàu, xã Bình Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) cho phóng biên Báo điện tử Danviet.vn biết, có thể nuôi cua đồng quanh năm, nhưng nên nuôi vào tháng 4 đến tháng 8 dương lịch. Lúc này, không những điều kiện thuận lợi mà nguồn cua giống cũng dồi dào, phong phú.

"Mật độ nuôi cua đồng trong ruộng từ 20-30 con/m2. Không nên thả cua giống trực tiếp xuống nước mà phải thả từ mé bờ ao cho cua tự bò xuống nước, tránh hiện tượng cua bị sốc môi trường", ông Thắng cho hay.

Trao đổi thêm với phóng viên Báo điện tử Danviet.vn, ông Đặng Ngọc Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ cho biết, mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế cao cho nhà nông, vừa làm phong phú, đa dạng các đối tượng nuôi cho ngành nông nghiệp.

Đồng thời, góp phần bảo tồn và phát triển một loại thủy sản có giá trị kinh tế là cua đồng, cung cấp thêm một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn cho người tiêu dùng…

Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản cho bà con nông dân.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 29/10/2022
Hoan Nguyễn
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 11:12 17/09/2024

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Bí quyết nhân giống cá cảnh thành công từ chuyên gia

Nhân giống cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho người nuôi. Khi tự tay nhân giống, bạn sẽ có cơ hội quan sát sự phát triển từ trứng đến cá con, từ đó hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản tự nhiên.

Cá cảnh
• 21:30 18/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 21:30 18/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 21:30 18/09/2024

Chống bán phá giá: Hiểu đúng để bảo vệ ngành tôm xuất khẩu

"Chống bán phá giá" nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất là việc các quốc gia bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng cách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu được bán với giá quá thấp so với giá sản xuất. Khi xuất khẩu tôm, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ quy định này để tránh rủi ro bị áp thuế.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:30 18/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 21:30 18/09/2024
Some text some message..