Trung Quốc cấm đánh cá: Kiểm ngư tăng tàu giám sát, hỗ trợ ngư dân

“Thực tế, năm nào họ cũng đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt hải sản trên biển, tuy nhiên với Cục Kiểm ngư nói riêng và với các cơ quan chức năng liên quan ở Việt Nam nói chung, lệnh cấm này chẳng có giá trị gì về mặt pháp lý”.

Trung Quốc cấm đánh cá: Kiểm ngư tăng tàu giám sát, hỗ trợ ngư dân
Lệnh cấm biển của Trung Quốc chẳng có giá trị, ngư dân ra khơi bình thường.. Ảnh: IT

Ông Hà Lê – Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) khẳng định với Dân Việt sáng nay (3.5).

Trung Quốc cấm đánh cá

Ông Hà Lê - Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư . Ảnh: Nguyễn Khánh

Bình luận về hành động đơn phương đưa ra lệnh cấm biển của Trung Quốc, ông Hà Lê cho biết: “Ngay từ cuối tháng 2.2017, Trung Quốc đã đơn phương thông báo "Quy chế cấm đánh bắt cá ở biển Đông bắt đầu từ 12 giờ ngày 1.5 đến 16.8". Thực tế, năm nào họ cũng đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt hải sản trên biển. Tuy nhiên phạm vi cấm đánh bắt cá từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền biển của Việt Nam. Đây là hành động phi lý của phía Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Chính vì thế, Cục Kiểm ngư khẳng định lệnh cấm này chẳng có giá trị gì về mặt pháp lý”.

Với việc tiếp tục đưa ra lệnh cấm đánh bắt trên biển, phía Trung Quốc khiến cho tình hình biển Đông trở nên phức tạp và căng thẳng, gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân trên các ngư trường tuyền thống của Việt Nam. Chính vì thế theo ông Hà Lê: “Tổng cục Thủy sản hàng năm đều có văn bản hướng dẫn ngư dân tiếp tục khai thác bình thường trên vùng biển Việt Nam. Vụ Khai thác thủy sản là đơn vị tham mưu cho Tổng cục Thủy sản ban hành các công văn hướng dẫn cụ thể địa phương, ngư dân tiếp tục tiến hành các hoạt động khai thác thủy sản một cách bình thường. Còn Cục Kiểm ngư vào những thời điểm này, chúng tôi luôn tăng cường tuần tra kiểm tra giám sát trên biển cả gần bờ lẫn xa bờ”.

“Cục Kiểm ngư đề nghị các địa phương tuyên truyền cho bà con ngay từ bến cảng, lực lượng kiểm ngư phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường kiểm tra kiểm soát đồng thời sẵn sàng hỗ trợ ngư dân mọi lúc, mọi thời điểm, kể cả gần bờ hay xa bờ. Vào thời điểm này, Cục Kiểm ngư tăng cường hoạt động hướng dẫn ngư dân xử lý nhanh trước những tình huống cụ thể phát sinh trên biển. Ngư dân cần liên lạc ngay với lực lượng kiểm ngư, lực lượng chức năng liên quan. Một điều quan trọng nữa đó là ngư dân cần đi khai thác thủy sản theo tổ đội để khai thác hiệu quả nhất, hỗ trợ cho nhau hiệu quả nhất”.

Trước đó trao đổi với Dân Việt về hành động cấm đánh bắt hải sản trên biển Đông của Trung Quốc, ông Nguyễn Ngọc Đức – Chánh Văn phòng Hội Nghề cá Việt Nam cho biết: “Đây là hành động phi lý của phía Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Ông Đức cho hay, ngay từ cuối tháng 2.2017, khi Trung Quốc đơn phương thông báo Quy chế cấm đánh bắt cá ở biển Đông bắt đầu từ 12h ngày 1.5 đến 16.8. Ngày 1.3 Hội Nghề cá Việt Nam đã có công văn số 15 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NNPTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương về sự việc trên. Hội Nghề cá Viêt Nam khẳng định phạm vi cấm đánh bắt cá từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền biển của Việt Nam. Đây là hành động phi lý của phía Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Đông tiếp tục trở nên phưc tạp và căng thẳng, gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân trên các ngư trường tuyền thống của Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động sai trái, ngang ngược, đơn phương của phái Trung Quốc. Yên cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động cấm đánh bắt cá ở biển Đông nói trên.

Trao đổi với Dân Việt, ông Đức khẳng định: “Việc cấm đánh bắt cá của Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm luật pháp Việt Nam bởi đây là vùng biển của Việt Nam. Chúng tôi kịch liệt phản đối lệnh cấm vô lý này. Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan lên tiếng phản đối mạnh mẽ và có biện pháp quyết liệt, ngăn chặn ngay hành động cấm đánh bắt cá ở biển Đông của Trung Quốc, nhằm bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ sự an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển Việt Nam. Đồng thời phải có biện pháp tích cực hỗ trợ bà con ngư dân bám biển đáng bắt hải sản để bà con yên tâm đánh bắt khai thác sản xuất, giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo tổ quốc.

“Những năm qua vào thời điểm Trung Quốc đơn phương cấm biển, được sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng địa phương cũng như ngành thủy sản, Cục kiểm ngư, bà con ngư dân của mình vẫn ra khơi đánh bắt hải sản bình thường và không có sự cố gì xảy ra”.Ông Hà Lê – Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản

Báo Dân Việt
Đăng ngày 03/05/2017
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 10:34 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:34 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:34 08/11/2024
Some text some message..