Truy quét tàu giã cào như… phim hành động

Từ đầu năm lại nay lực lượng chức năng Hà Tĩnh nhiều lần phải tổ chức truy đuổi, nổ súng để ngăn chặn tình trạng tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép.

Bắt tàu giã cào
Chỉ đến khi Bộ đội Biên phòng nổ súng chỉ thiên hết gần 3 băng đạn mới khống chế được tàu vi phạm. Ảnh: Gia Hưng.

Vốn là địa phương có ngư trường đánh bắt gần bờ thuận lợi, hệ thống hậu cần nghề cá tương đối đồng bộ nên vùng biển Hà Tĩnh được ngư dân các tỉnh trong khu vực như Thanh Hóa, Nghệ An… rất “chuộng”.

Năm 2017, Liên minh châu Âu (EU) rút “thẻ vàng” cảnh báo đối với thủy sản của Việt Nam. Kể từ đó đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương trên cả nước tăng cường lực lượng thực hiện các giải pháp ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Tại Hà Tĩnh, bình quân mỗi năm, Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp chính quyền 7 huyện, thị xã vùng biển đã tổ chức nhiều đợt truy quét, bắt giữ, xử lý hàng trăm vụ việc tàu cá khai thác thủy sản trái quy định, chủ yếu rơi vào các vi phạm chính như: đánh bắt sai vùng, sai tuyến; khai thác không đúng ngành nghề ghi trong giấy phép; không ghi nhật ký khai thác; sử dụng chất nổ đánh bắt hủy diệt…

Ông Nguyễn Tông Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thông tin, cách đây khoảng 10 ngày, Chi cục phối hợp lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các tàu cá hoạt động trên biển, xử lý các tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp tại vùng biển ven bờ.

Kết quả, đoàn liên ngành đã trực tiếp kiểm tra, thanh tra trên 300 lượt phương tiện trong và ngoài tỉnh đang hoạt động khai thác thuỷ sản trên sông, trên vùng biển Hà Tĩnh; phát hiện 10 trường hợp vi phạm; xử lý vi phạm hành chính 5 trường hợp với tổng số tiền 28 triệu đồng; tịch thu 2 bộ lưới kéo của tàu giã cào; 1 máy phát điện 3 pha và 200m dây điện.

“Quá trình truy quét chúng tôi nhận thấy nhận thức của không ít ngư dân vẫn “thâm căn cố đế”, bất chấp các quy định pháp luật, liều lĩnh sử dụng tàu giã cào công suất lớn khai thác bằng các hình thức hủy diệt. Thậm chí, dùng mọi thủ đoạn chống đối lực lượng chức năng khi bị phát hiện”, ông Thắng nói.


Tàu cá TH 93379TS ngang nhiên thách thức lực lượng chức năng khi bị phát hiện khai thác thủy sản hủy diệt. Ảnh: Gia Hưng.

Đơn cử vụ việc đáng chú ý nhất xảy ra vào 9h45 ngày 14/5. Thời điểm đó, lực lượng chức năng đang tuần tra trên biển thì phát hiện tàu cá mang số hiệu TH 93379TS có công suất 420 CV đang khai thác thủy sản bằng lưới kéo giã cào (sử dụng điện 3 pha) trái phép, nên ra tín hiệu dừng kiểm tra.

Tuy nhiên, chủ tàu là ông Trần Văn Tuấn (SN 1974), ở phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, Thanh Hóa cùng 4 thuyền viên đã không chấp hành hiệu lệnh mà nghênh ngang điều khiển phương tiện bỏ chạy.

“Chủ tàu hung hãn đâm vào tàu Kiểm ngư rồi vừa bỏ chạy vừa đóng hết ca bin, cố thủ không chấp hành hiệu lệnh. Thậm chí khi lực lượng Bộ đội Biên phòng nổ súng chỉ thiên chiếc tàu vẫn cố tình tăng tốc.

Phải sau hơn 1 giờ truy đuổi, bắn gần hết 3 băng đạn (khoảng 50 viên) cộng với sự hỗ trợ của ngư dân chúng tôi mới khống chế được chiếc tàu vi phạm khi cách bờ biển xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) khoảng 3 hải lý về phía Đông”, một cán bộ Chi cục Thủy sản tham gia cuộc truy quét kể lại vụ việc như... phim hành động.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ nhiều loại lưới đánh cá tận diệt cỡ lớn cùng một số tang vật liên quan. Chiếc tàu cùng thuyền viên sau đó được bàn giao cho Bộ đội Biên phòng “mạnh tay” xử lý nhằm tăng tính răn đe.

Một vụ việc khác xảy ra vào trưa ngày 23/3, lực lượng Bộ đội Biên phòng cũng phải nổ súng chỉ thiên 2 chiếc tàu giã cào công suất khoảng 2.000CV đang dùng lưới kéo khai thác trái phép tại vùng biển Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên mới chịu dừng lại.

Cùng ngày, tại vùng biển xã Kỳ Phú đến Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, cách bờ biển khoảng 1 hải lý, lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ thêm 6 chiếc thuyền sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản.

Bên cạnh tăng cường truy quét hoạt động của tàu giã cào, để nỗ lực cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC, 6 tháng qua Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá cũng đã thực hiện kiểm soát trên 3.189 lượt tàu cá ra, vào các cảng cá; thực hiện thu nhật ký khai thác và báo cáo khai thác đối với 1.485 lượt tàu cá cập cảng. Kiểm soát sản lượng thuỷ hải sản lên cảng đối với 2.300 tấn hải sản các loại, góp phần từng bước xây dựng thói quen chấp hành các quy định trong khai thác thủy sản cho bà con ngư dân.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh sẽ phối hợp các lực lượng chức năng tiếp tục tổ chức 5 cuộc tuần tra, kiểm soát trên biển; 6 cuộc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên sông nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm của các chủ tàu cá.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 28/05/2020
Thanh Nga
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:50 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:50 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:50 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:50 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:50 26/11/2024
Some text some message..