Truy xuất nguồn gốc tôm giống cần được quan tâm nhiều hơn thế!

Sản xuất tôm giống là thế mạnh của Ninh Thuận. Để bảo vệ và phát huy thương hiệu, ngành nông nghiệp tỉnh này đã thắt chặt cũng như công khai việc truy xuất nguồn gốc.

tôm giống
Toàn bộ nguồn gốc tôm giống tại Ninh Thuận khi xuất bán đều được công khai. Ảnh minh họa

Vùng sản xuất tôm giống lớn nhất nước

Ninh Thuận được mệnh danh là vựa tôm giống lớn nhất nước với hơn 450 cơ sở sản xuất, tổng công suất bể ương nuôi khoảng 150.000 m3. Các đối tượng sản xuất giống chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tôm sú, ốc hương, cá giống. Hàng năm, Ninh Thuận sản xuất được 35 - 40 tỷ con tôm giống, đáp ứng trên 30% nhu cầu tôm giống cả nước.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung là huyện Ninh Hải, huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam. Nhờ điều kiện khí hậu và môi trường nước biển sạch nên tôm giống Ninh Thuận được thị trường ưa chuộng và đánh giá cao về chất lượng.

Thế mạnh trong sản xuất tôm giống của Ninh Thuận là ngoài các công ty 100% vốn nước ngoài như: Công ty C.P, Việt Úc, Uni, Grobest, Hisenor, cùng nhiều công ty lớn có năng lực sản xuất hơn 1 tỷ con/năm như Công ty Minh Phú, Công ty S6, Hồ Trung, Nam Mỹ...

Ông Huỳnh Minh Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận cho biết, gần đây, sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận đi theo hướng sản xuất tập trung, phát triển mạnh về quy mô, liên kết các cơ sở nhỏ lẻ để hình thành công ty, doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, sản xuất tôm giống của Ninh Thuận có sự đầu tư chiều sâu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ sinh học, chú ý đến an toàn sinh học để nâng cao chất lượng con giống. Xác định ngành sản xuất tôm giống là vốn quý của địa phương, với chức năng nhiệm vụ của mình, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận đã tăng cường công tác kiểm dịch giống thủy sản để bảo vệ thương hiệu tôm giống.

Trong năm 2021, Chi cục đã tổ chức kiểm dịch xuất đi các tỉnh 62.142 lô hàng giống thủy sản với 35,47 tỷ con tôm postlarvae giống; trong đó có 7,71 tỷ con tôm sú và 27,76 tỷ con tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, còn kiểm dịch xuất đi các tỉnh các đối tượng khác, gồm: 6,72 tỷ con Naupliius thẻ chân trắng, 15.419 con tôm bố mẹ, trong đó có 4.349 con tôm sú và 11.070 con tôm thẻ chân trắng; 93,165 triệu con ốc hương giống, 0,35 triệu con cua xanh giống và 3,31 triệu con cá giống các loại.

Theo ông Khánh, về đầu vào, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận phối hợp với Chi cục Thú y Vùng VI (Cục Thú y) đã tăng cường công tác giám sát nguồn tôm nhập khẩu trong suốt thời gian cách ly, đã giám sát 76.183 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ.

Bên cạnh đó, đã thực hiện các xét nghiệm bệnh trong kiểm dịch động vật thủy sản với 16.584 chỉ tiêu mẫu gộp chung cho đợt sản xuất, thực hiện lấy mẫu vào thời điểm tôm giống chuyển sang giai đoạn Postlarvae để đảm bảo tính kịp thời cho sản xuất, vận chuyển con giống và 100% các lô hàng đều được xét nghiệm âm tính với các bệnh nguy hiểm theo quy định.

Trong đó, thực hiện 5.998 chỉ tiêu mẫu gộp đối với bệnh đốm trắng WSSV; 4.399 chỉ tiêu mẫu gộp đối với bệnh IHHNV (bệnh virus gây hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu); 5.778 chỉ tiêu mẫu gộp đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND). Các xét nghiệm trên đã phát hiện 24 mẫu dương tính với bệnh AHPND, qua đó đã được xử lý tiêu hủy ổ dịch theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ NN-PTNT.

truy xuất nguồn gốc tôm giống
Việc kiểm soát chất lượng con giống bố mẹ được Ninh Thuận kiểm soát nghiêm ngặt. Ảnh: M.Hậu.

Minh bạch nguồn gốc tôm giống

Bên cạnh việc làm tốt công tác truy xuất nguồn gốc nhằm bảo vệ thương hiệu tôm giống, Ninh Thuận còn năng động phối hợp với các địa phương có phong trào nuôi tôm mạnh để lo đầu ra cho tôm giống.

Theo ông Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, ngành chức năng tỉnh này thường xuyên theo dõi thông tin về lịch thời vụ vào đầu vụ nuôi của các tỉnh ĐBSCL có diện tích nuôi tôm lơn như Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau. Trên cơ sở đó, ngành chức năng Ninh Thuận thông tin đến các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn để chủ động kế hoạch sản xuất phù hợp, không xuất bán tôm giống vào các địa phương trong khoảng thời gian ngắt vụ.

Đồng thời, thường xuyên cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn đủ điều kiện theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (Nghị định 26) của Chính phủ thông qua trang web có  địa chỉ: http://chicuccntyninhthuan.gov.vn đã được thông báo đến các tỉnh phối hợp. Thông tin cung cấp gồm tên cơ sở, địa điểm sản xuất, địa chỉ, số điện thoại, hình thức sản xuất, ương dưỡng, đối tượng sản xuất.

Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận còn cung cấp trên trang web danh sách các lô tôm bố mẹ trong thời hạn sinh sản với mục tiêu quản lý giống thủy sản; trong đó, thông tin về thời điểm nhập khẩu đàn tôm, tên cơ sở sản xuất, nguồn gốc, số lượng tôm bố mẹ, số giấy chứng nhận kiểm dịch nhằm giúp cho người nuôi tôm thương phẩm, cơ quan quản lý nơi đến dễ dàng xác minh nguồn gốc.

Kết quả kiểm dịch tôm giống của tỉnh Ninh Thuận được cập nhật thường xuyên vào lúc 17 giờ hàng ngày trên trang web, thông tin cập nhật gồm tên cơ sở sản xuất tôm giống, thời gian kiểm dịch, số lượng, kích thước, đối tượng kiểm dịch, số giấy chứng nhận kiểm dịch, số phiếu kết quả xét nghiệm, nơi nhận hàng, biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển. Qua đó, cơ quan quản lý nơi đến có thể truy cập, nắm bắt thông tin và giám sát các lô hàng tôm giống vận chuyển vào địa phương.

“Chúng tôi thực hiện công tác phối hợp đã 3 năm nay. Người dân các địa phương trên cả nước mua tôm giống của Ninh Thuận, chỉ cần vào trang web của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận sẽ biết được cụ thể ngày giờ lô tôm giống đó xuất đi", ông Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận chia sẻ.

Cũng theo ông Lâm, khi lô tôm giống về đến địa phương mua, họ sẽ truy cập vào trang web để nắm bắt đầy đủ thông tin về lô tôm giống đó, ví như biển số xe chở tôm, tài xế xe, số lượng tôm, loại tôm, giấy kiểm dịch số mấy. Nhờ vậy, đã từng bước xây dựng được thương hiệu tôm giống Ninh Thuận và cũng là cách để tôm giống của các địa phương khác không thể trà trộn để tôm giống Ninh Thuận, qua đó ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường.

"Trong thời gian tới, Ninh Thuận sẽ tiếp tục phát huy thương hiệu tôm giống, triển khai thực hiện Đề án xây dựng Trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao. Trước mắt, chúng tôi tập trung công tác quản lý các cơ sở sản xuất tôm giống theo Nghị định 26 của Chính phủ”, 

“Trong quá trình phối hợp quản lý, Ninh Thuận thường xuyên nhận được thông tin đề nghị phối hợp từ các tỉnh vùng nuôi tôm trọng điểm ở ĐBSCL như Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.

Trong công tác phối hợp, có 1 số tỉnh như Long An, Sóc Trăng đã có công văn đề nghị xác minh các trường hợp nhãn hiệu bao bì không trùng khớp với giấy chứng nhận kiểm dịch, xác minh cơ sở sản xuất ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch. Những trường hợp tôm giống không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, Ninh Thuận đã phối hợp xác minh, trả lời bằng văn bản cụ thể các trường hợp”, ông Nguyễn Khắc Lâm cho biết.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 07/12/2021
Mai Phương - Đình Thung
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu?

Chất lượng ao nuôi tác động lớn đến sự tăng trưởng của con tôm. Vậy, nếu chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu? Tép Bạc sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 10:45 29/05/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 23:47 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 23:47 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 23:47 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 23:47 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 23:47 01/06/2023