Tự tạo cơ hội - Kỳ 15: Xây dựng thương hiệu cho cá lăng

Một nhóm hộ nông dân quyết xây dựng thương hiệu “cá lăng Hòa Phú”, loài cá có xuất xứ từ dòng sông Sêrêpốk hùng vĩ.

cá lăng
Một hộ nuôi cá lăng thành công ở xã Hòa Phú - Ảnh: Ngọc Quyền

Vài năm trở lại đây, tên gọi “làng cá lăng Hòa Phú” đã trở thành quen thuộc ở Đắk Lắk. Hòa Phú là xã ngoại ô TP.Buôn Ma Thuột, giáp sông Sêrêpốk, con sông trước đây nổi tiếng là thủy vực của nhiều loài cá đặc sản như cá mõm trâu, cá sọc dưa, cá lăng nha đuôi đỏ... Thế nhưng, các kiểu đánh bắt tận diệt của ngư dân, cùng thủy điện bậc thang chặn dòng đã khiến các loài cá này gần như không còn đường sống trong tự nhiên. Trước tình cảnh đó, từ năm 2007, một số nông dân ở Hòa Phú đưa con cá lăng về nuôi trong ao nhà như một cách lưu giữ nguồn gien cá quý.

Ông Trần Văn Kiếm, một trong những nông dân nuôi cá lăng đầu tiên ở thôn 5, xã Hòa Phú, cho biết ban đầu nhiều người khá băn khoăn khi đưa loài cá vốn chỉ sống trên con sông chảy xiết vào nuôi trong ao tĩnh. Nhưng dần dà ai cũng thấy việc nuôi cá lăng không quá phức tạp, một số người có cách làm sáng tạo là đào ao đặt cửa thông với sông Sêrêpốk để nước sông ra vào liên tục, tạo môi trường nước quen thuộc cho cá. Theo ông Kiếm, người nuôi cá có hiệu quả hơn nhau ở khâu chăm sóc; ngoài cám công nghiệp, nếu ai chịu khó cho thêm các loại thức ăn sống từ cá, tôm nhỏ thì cá lăng mau lớn, thịt chắc, chỉ một năm cá có trọng lượng gần 3 kg. Ông Kiếm cho biết với giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, cá lăng đã trở thành vật nuôi giảm nghèo cho nhiều hộ trong vùng; hộ có thu nhập cao nhất từ cá lăng đạt gần 300 triệu đồng/năm.

Từ vài hộ đầu tiên, đến nay cả xã đã có gần 50 hộ nuôi cá lăng, khiến vùng này được mệnh danh “làng cá lăng Hòa Phú”. Hơn hai năm nay, Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp Hòa Phú được hình thành với gần 40 tổ viên, chủ yếu là những hộ nuôi cá lăng, đã thúc đẩy đáng kể việc nuôi cá lăng thương phẩm trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Chi, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Phú, kiêm tổ trưởng tổ hợp tác, cho biết tổ đã tích cực triển khai việc hướng dẫn kỹ thuật cho người mới vào nghề nuôi, làm cầu nối liên lạc tiêu thụ sản phẩm cá lăng; đồng thời đứng ra tín chấp vay vốn cho các tổ viên... “Cá lăng được nuôi ở nhiều vùng, nhưng hiếm có nơi tập trung như ở Hòa Phú này. Hơn nữa, giống cá lăng nha đuôi đỏ ở đây có nguồn gốc từ sông Sêrêpốk, thịt cá thơm ngon khác biệt với nhiều nơi. Đó là lý do khiến chúng tôi quyết định xây dựng thương hiệu cá lăng Hòa Phú”, ông Chi cho biết.

Theo ông Chi, hiện Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp đang được Phòng Kinh tế TP.Buôn Ma Thuột hướng dẫn thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu thương hiệu, xây dựng quy trình chuẩn nuôi cá lăng cho các hộ, thống nhất mẫu mã, bao bì sản phẩm... Việc xây dựng thương hiệu được kỳ vọng sẽ giúp “cá lăng Hòa Phú” mở rộng thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn cho những hộ nông dân muốn làm ăn theo hướng hội nhập.

Báo Thanh Niên, 02/04/2014
Đăng ngày 02/04/2014
Ngọc Quyền
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 02:13 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 02:13 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 02:13 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 02:13 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 02:13 27/11/2024
Some text some message..