Từ thất nghiệp thành "vua" trùn quế đất Củ Chi

Tốt nghiệp loại giỏi Đại học Nông lâm TP HCM, sau một năm không tìm được việc làm, Nguyễn Văn Sang tự mày mò nuôi trùn quế và hiện sở hữu công ty cho doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.

con trùn quế
Trùn quế ở trang trại của Sang.

Chàng sinh viên sinh năm 1990 này vẫn luôn nhớ về khoảng thời gian nhàn rỗi ở nhà sau khi tốt nghiệp đại học. Không tìm được việc làm, Sang đành phụ gia đình chăn nuôi và cũng tập tành khởi nghiệp với một đàn gà 200 con nuôi theo mô hình chuồng trại. Gia đình khi đó cũng đã nuôi trùn quế (giun quế) từ nguồn phân bò có sẵn, nhưng bán không được, thế là Sang thử đem trùn làm thức ăn cho gà và thấy hiệu quả rất cao. Ngoài ra anh còn sấy khô và trộn thử nghiệm vào thức ăn cho bò sữa thì kết quả cũng rất tích cực. Bò con lớn nhanh, lông mướt, còn bò mẹ hay bị bệnh thì ăn nhiều hơn và khỏe hẳn lên. Nhưng việc chăn nuôi gặp trục trặc khi đàn gà được 6 tháng chuẩn bị đem bán thì lại trúng ngay đợt dịch khiến Sang phải đem đi tiêu hủy toàn bộ.

Mất cả đàn gà, lại lỗ thêm tiền thức ăn và xây dựng chuồng trại, Sang chỉ còn biết tiếp tục phụ giúp gia đình và tìm kiếm việc làm. Thời gian đó, việc nuôi trùn quế của các hộ dân ở Củ Chi (TP HCM) đã phát tiển nhưng khá khó khăn do không có đầu ra ổn định, đa số đem bán nhỏ lẻ cho những hộ nuôi cá kiểng, làm mồi câu cá, phân trùn quế thì gom bón cho cỏ nuôi bò. Vì nuôi mật độ dày nên hầu hết trùn bị thoái hóa và chết.

Nhận thấy sự lãng phí khi chưa sử dụng trùn quế đúng cách, Sang lên mạng tìm hiểu, nhưng thông tin quá ít và rất ít người quan tâm. Đa số mọi người chia sẻ kỹ thuật nuôi chứ không ai chia sẻ về cách sử dụng sao cho hiệu quả và lợi ích của trùn quế như thế nào. Vậy là Sang tự mình góp nhặt thông tin, tài liệu của nước ngoài, rồi viết bài chia sẻ trên diễn đàn nông nghiệp và nhận được sự quan tâm, bàn luận của rất nhiều người.

Giai đoạn 2007 -2008, thương lái bắt đầu về Củ Chi thu mua trùn quế nhiều hơn để bán cho những hộ nuôi tôm ở miền Tây với giá 30.000 đồng một kg. Những lúc khan hiếm trùn, giá được đôn lên đến 150.000 đồng. Thấy vậy các hộ bắt đầu ồ ạt mở rộng diện tích, đầu tư chuồng trại. Tuy nhiên, người nuôi tôm nhận thấy giá trùn quế quá cao, không có lời nên chuyển sang thức ăn khác. Từ đó, giá trùn chỉ còn hơn 10.000 đồng một kg, tính cả công thu hoạch, người nuôi không còn lời bao nhiêu.

Trước khó khăn chung, Sang rất muốn thành lập công ty để bao tiêu đầu ra cho người dân, nhưng không có vốn và gia đình ra sức ngăn cản, nên anh đành phải tìm công việc khác để làm ở một công ty thiết kế website, rồi đi bán thực phẩm chức năng. Chính khoảng thời gian này đã giúp Sang tích lũy được khá nhiều kiến thức và kinh nghiệm bán hàng, đặc biệt là marketing online.

Tận dụng kênh marketing online, Sang chạy thử quảng cáo, viết bài giới thiệu sản phẩm. Có khá nhiều người quan tâm, nhưng những khách hàng lớn lại không muốn hợp tác vì anh thiếu pháp nhân công ty. Điều này càng thôi thúc Sang thành lập doanh nghiệp

mô hình trùn quế
Nguyễn Văn Sang đang phát tiển mạnh mô hình nuôi trùn quế ở Củ Chi.

Đầu tiên chàng thanh niên mượn gia đình 10 triệu đồng để học một lớp kiến thức nền tảng về kinh doanh. Để kiếm nguồn vốn lập công ty, Sang được một người bạn giới thiệu công việc bán áo thun qua thị trường Canada, Mỹ. Rất may mắn, chỉ trong vòng 2 tháng, anh kiếm được 80 triệu đồng.

“Lúc này vẫn còn mê con trùn quế lắm, nhưng rất đắn đo suy nghĩ vì thị trường chưa có, khách hàng ít biết nên rủi ro rất nhiều, trong khi công việc kinh doanh áo thun đang tốt. Nhưng rồi suy nghĩ kỹ mới nhận ra rằng nghề kinh doanh áo thun chỉ giúp một mình tôi phát triển, còn lại không giúp được gia đình và người dân quê mình”, Sang tâm sự.

Tháng 10/2014 Sang thành lập Công ty cổ phần Trùn quế Củ Chi. Thời gian đầu, mỗi ngày anh làm việc từ 8h sáng đến 24h đêm để xây dựng hệ thống website. Vì mới làm doanh nghiệp, không có nhiều kinh nghiệm, đụng cái gì cũng muốn chi, từ tiền lương cho nhân viên, sắm đồ đạc, đến nhiều chi phí phát sinh khác nên tiền hết rất nhanh.

Cũng vì không có mục tiêu cụ thể, thấy gì cũng học, cũng làm, Sang không lường trước được thị trường quá rộng nên đầu tư sản xuất sản phẩm cung ứng cùng lúc cho cả hai mảng trồng trọt và chăn nuôi. Thiếu định hướng, đầu tư không đúng chỗ nên khách hàng dùng thử và không quay lại mua sản phẩm nữa.

Không có khách, Sang xoay xở nhận phân phối lại sản phẩm cho một công ty. Cũng vì thiếu kinh nghiệm về pháp lý, anh đã dán nhãn của mình đính kèm vào sản phẩm của doanh nghiệp để quảng cáo với hy vọng tìm kiếm thêm khách hàng. Công ty mẹ phát hiện và không cho phép anh quảng cáo đính kèm nữa.

Sau khi suy tính, Sang quyết định chỉ tập trung vào phân khúc cung cấp sản phẩm cho người trồng rau sạch. “Trong trùn quế có nguồn vi sinh vật tự nhiên rất có lợi, vơi nhiều axit amin kích thích tăng trưởng và tăng sức đề kháng, đặc biệt là cho rau sạch”, Sang nói và cho biết thêm, ngoài sản phẩm từ phân trùn quế anh còn phát triển mảng trùn giống. Hiện mỗi tháng công ty cung cấp 100 tấn phân bón cho thị trường sỉ và lẻ, thu về hơn 100 triệu đồng.

Từ diện tích 300m2, hiện nay Sang mở rộng ra 1.000m2 để nuôi trùn quế, đồng thời bao tiêu thêm sản phẩm cho một số hộ ở Củ Chi. Quy mô công ty của cựu sinh viên Nông Lâm này hiện có 6 nhân viên kinh doanh, 5-10 công nhân sản xuất bán thời gian, 2 công nhân nuôi trùn. Sang chủ yếu tập trung sử dụng kênh marketing online với 10 website để quảng bá thông tin, hình ảnh cho sản phẩm của trang trại.

Để đẩy mạnh sử dụng sản phẩm, Sang cho biết thời gian tới sẽ cho ra mắt bộ công cụ giúp cho người trồng rau sạch tự sản xuất phân trùn tại nhà với chi phí chỉ tốn vài nghìn đồng cho một lít phân bón lá. Phương pháp này đã có ở nước ngoài nhưng Sang cũng phải mất hai năm để nghiên cứu tìm ra nguyên lý hoạt động và vật liệu để lắp ráp. Khi thị trường cung cấp sản phẩm cho rau sạch ổn định, Sang sẽ hướng nghiên cứu sản phẩm sang dành cho chăn nuôi.

Vnexpress, 13/09/2015
Đăng ngày 13/09/2015
Diễm Phạm
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 09:31 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 09:31 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 09:31 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:31 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 09:31 22/12/2024
Some text some message..