Ùn ùn bán đáy ao tôm… trả nợ!

Những ngày cuối tháng 4-2013, vùng ĐBSCL có mưa nhiều làm nhiệt độ giảm xuống, đây cũng là lúc nông dân ở các nơi ven biển đẩy mạnh xuống giống vụ tôm nuôi 2013. Tuy nhiên, tại huyện Duyên Hải (Trà Vinh) mọi việc trái ngược. Thay vì xuống giống tôm thì nhiều hộ kêu bán đáy ao tôm để lấy tiền trả nợ…

hut cat ao tom
Các phương tiện khai thác tận thu đáy ao tôm ở huyện Duyên Hải.

Chạy đua bán đáy ao tôm

Về huyện Duyên Hải hỏi chuyện mới phát sinh ở xứ biển này là bán đáy ao tôm, ai cũng biết. Mấy anh bạn chạy xe ôm ở chợ Duyên Hải bảo các xã như Dân Thành, Trường Long Hòa… hàng loạt nông dân nuôi tôm đang “chán nghề” nên mấy ổng kêu bán đáy ao tôm cho những cơ sở san lấp mặt bằng họ lấy cát phục vụ nhu cầu san lấp thuộc các dự án của Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải. Xuôi theo con đường nhựa chúng tôi tìm đến xã Dân Thành, chứng kiến tiếng máy ì ầm thi nhau nạo vét đáy ao tôm.

Ông Võ Quốc Công, ở ấp Cồn Ông, xã Dân Thành cho biết, gia đình có 3,5ha đất nuôi tôm vừa bán cho các cơ sở khai thác cát với khối lượng cát hơn 70.000m³, ước tính thu về khoảng 700 triệu đồng. Theo ông Công, sở dĩ ông quyết định bán đáy ao tôm cho các cơ sở tận thu cát là vì mấy năm gần đây nghề nuôi tôm lâm vào ngõ cụt khi dịch bệnh làm tôm chết liên miên. Vì vậy, bán đáy ao tôm được xem là giải pháp khả thi để có tiền trả nợ.

Cùng tình cảnh trên, ông Trương Phước An,  chủ 7 công đất nuôi tôm công nghiệp phân trần: “Để bán đáy ao tôm cho các cơ sở lấy cát, ông phải chạy ra UBND xã và lên Phòng TN-MT huyện xin phép vào đầu tháng 2-2013. Ao tôm đã được múc sâu 1,2m, số tiền bán cát ban đầu thu về hơn 100 triệu đồng, giải quyết nợ và chi tiêu trong nhà”.

Còn hộ ông Phan Quốc Ca, ở ấp Láng Cháo, xã Dân Thành cho biết: “Với 3ha ao nuôi tôm công nghiệp, năm nào thuận thì kiếm được 800 triệu đồng. Riêng 3 năm gần đây dịch bệnh xuất hiện làm tôm chết tràn lan; có vụ thả đi thả lại mấy đợt mà tôm vẫn chết khiến người nuôi thua lỗ te tua. Mới năm 2012 vừa qua mất trắng hơn 500 triệu đồng vì tôm chết. Thiếu vốn, cộng với nợ nần nên đành bán đáy ao tôm cho các cơ sở lấy cát phục vụ san lắp mặt bằng ở dự án nhiệt điện Duyên Hải”.

Hiện giá bán cát ở đáy ao tôm khoảng 14.000 đồng/m³, ông Ca dự tính tổng thu gần 1 tỷ đồng, số tiền này dành trả nợ, sữa chữa lại ao tôm…

Mừng ít, lo nhiều

Nhiều hộ nuôi tôm ở huyện Duyên Hải nhìn nhận, hàng chục năm nuôi tôm nhưng chưa lần nào buộc phải cải tạo ao quá sâu như hiện nay. Mục đích cốt yếu cũng vì muốn bán đáy ao càng sâu- càng nhiều cát, để được nhiều tiền, giải quyết hàng loạt vấn đề trước mắt. Song về lâu dài, hậu quả ra sao chưa thể lường được.

Thống kê của các ngành chức năng huyện Duyên Hải, đến cuối tháng 3-2013, đã có khoảng 110 hộ dân, thuộc 5 ấp của xã Dân Thành được cấp phép tận thu cát theo nhu cầu cải tạo ao tôm, bình quân mỗi hộ có diện tích đất khoảng 0,6- 0,7ha; khối lượng cát tận thu hơn 2 triệu m³. Thực tế, việc tận thu cát đã giúp nhiều hộ có tiền trả nợ, tái đầu tư sản xuất; đồng thời có được nguồn cát dồi dào phục vụ các dự án nhiệt điện ở huyện Duyên Hải đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng rầm rộ.

Chủ tịch UBND xã Dân Thành Nguyễn Văn Giới cho rằng, nhu cầu cần cát san lấp mặt bằng tại các dự án nhiệt điện Duyên Hải rất lớn và cấp trên đã có chủ trương sử dụng nguồn cát cải tạo vuông tôm để có cát phục vụ san lấp. Song, không phải nơi nào chính quyền cũng đồng ý cho người dân bán đáy ao tôm, mà những nơi được phép khai thác phải nằm ngoài khu phát triển rừng và độ sâu tăng thêm không quá 2m (!?). Ngành chức năng quy định như vậy, song thực tế có nhiều hộ tận thu cát quá sâu, vượt mức cho phép.

Theo các chuyên gia ngành thủy sản, độ sâu nước ao nuôi tôm sú công nghiệp tốt nhất khoảng 1,2 - 1,4m. Thông thường sau mỗi vụ nuôi tôm cũng cần cải tạo ao, nhưng với độ sâu đáy tăng thêm rất ít bởi khả năng bồi lắng trong ao nuôi tôm hầu như không có. Đối với người dân xã Dân Thành và một số xã lân cận, tận thu cát đáy ao tôm quá sâu sẽ gây khó khăn cho việc nuôi tôm trở lại, tình hình này chỉ có thể nuôi cá tra?

Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải Phạm Văn Rê cho biết, đang yêu cầu Phòng TN-MT và chính quyền xã kiểm tra việc khai thác cát ở đáy ao tôm. Khi kiểm tra nếu phát hiện các cơ sở và người dân khai thác sai quy định  sẽ chấn chỉnh ngay. Không để làm tràn lan nguy hại đến môi trường và ảnh hưởng xấu nghề nuôi tôm…

Báo Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 30/04/2013
Nguyễn Ngọc - Minh Duy
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 03:50 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 03:50 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 03:50 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:50 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 03:50 26/11/2024
Some text some message..