Ứng dụng thành công công nghệ sản xuất giống lươn đồng

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi.

mo hinh san xuat giong luon dong
Mô hình sản xuất giống lươn đồng của hộ ông Nguyễn Văn Đường, huyện Châu Thành, An Giang.

Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...

Các nhà khoa học và các cấp chính quyền tại địa phương phải vào cuộc, dự án “Tập huấn và sản xuất thử nghiệm mô hình sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus) bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang” được triển khai từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án kết thúc và nghề sản xuất lươn giống bắt đầu hình thành.

Nghề sản xuất giống lươn cũng lắm công phu…

Không phải ai trải qua lớp dạy nghề hoặc tập huấn đều có thể làm được. Công nghệ này đã được các Viện trường nghiên cứu từ rất nhiều năm nhưng ứng dụng vào sản xuất thực tế không có được kết quả như ý muốn. Lượng trứng lươn cái mang tương đối ít: 1kg lươn cái chỉ đẻ được 3.000 – 4.000 trứng/vụ. Một lượt thu chỉ vài chục đến vài trăm trứng trong một tổ, thật không dễ chút nào nếu không bền chí. Những hộ nuôi muốn làm nghề cần phải có tính kiên trì, niềm đam mê và yêu nghề thật nồng nhiệt. Chăm chỉ, siêng năng cần cù và sáng tạo cũng là những đức tính không thể thiếu được trong quá trình sản xuất.

Thượng đế không phụ lòng người…

Do áp lực con giống từ diện tích nuôi lươn thương phẩm của tỉnh, người dân An Giang hạ quyết tâm phải sản xuất được lươn giống. Niềm mong ước bấy lâu nay của hộ nuôi cũng như giới chuyên môn cùng chính quyền các cấp tại địa phương cũng như trong tỉnh đã thành sự thật. Dự án triển khai trên 4 huyện thu được 69.000 lươn giống. Dự án tiếp nối dự án, Trung tâm Giống thủy sản lại tiếp sức cho những hộ “đam mê nghề” từ nguồn kinh phí dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới”. Đúng thật, Thượng đế đã không phụ lòng người ….

Nâng cao năng suất….

“Vết dầu loang ” mô hình sản xuất giống lươn đồng lan dần, diện tích bể sinh sản cứ tăng dần theo từng năm: năm 2011 là  240m2, năm 2012 là 1.000m2 và đến 2013 ước khoảng 2.000 - 2.500m2 trong đó có 4 hộ có diện tích bể sinh sản từ 300 - 600m2/hộ và những hộ còn lại sẽ mở rộng khi đủ điều kiện. Năng suất của dự án trước là 250 -300 lươn giống/m2 bể sinh sản nhưng hiện nay các hộ lành nghề đã sản xuất ổn định với năng suất 450 – 500 lươn giống/m2 và sản lượng  trong năm 2013  ước đạt 1 triệu con giống.

Tiếng lành đồn xa và niềm vui càng được nhân lên…

Việc ứng dụng công nghệ thành công gây tiếng vang thu hút cả nông dân lẫn cán bộ. Họ là ai, là người đang nuôi và yêu thích nghề cùng các cán bộ trong ngành Nông nghiệp đặc biệt là cán bộ ngành Thủy sản. Sau chuyến tham quan thực tế, mọi người đã phải trầm tồ khen ngợi tính cần cù sáng tạo của nông dân An Giang. Và “vết dầu loang ” công nghệ sản xuất lươn đồng đã tiếp tục lan dần đến trên mọi miền đất nước tại những nơi mà cái nghề nuôi lươn thương phẩm có thể phát triển. Nhiều cá nhân và một số đơn vị trong ngành thủy sản các tỉnh đã yêu cầu tiếp nhận công nghệ từ Trung tâm Giống thủy sản An Giang. Quả thật là niềm vui được nhân lên bội lần ….

Đăng ngày 07/04/2013
IVan - Trung tâm Giống Thủy sản An Giang
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 20:47 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 20:47 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 20:47 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 20:47 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 20:47 27/11/2024
Some text some message..