Khi phỏng vấn Hasanuddin Atjo - Một người nuôi tôm kỳ cự từ Sulawesi - Indonesia chia sẻ rằng, mặc dù nuôi tôm nhiều giai đoạn ở đất nước ông phát triển chậm. Tuy nhiên năng suất mang lại vô cùng cao. Thông qua 2 giai đoạn, đó là ươm giống và nuôi thành phẩm, mà trang trại nuôi tôm của ông đã đạt từ 71 - 100 tấn lên đến 121 - 140 tấn tôm/ha/vụ.
“Hệ thống ươm giống tôm nên được áp dụng rộng rãi tại Indonesia. Bởi tại Việt Nam và Thái Lan và Ecuador cũng đã áp dụng thành công mô hình này và cho ra năng suất tốt” - Atjo chia sẻ.
Mối liên quan giữa vườn ươm và vòng đời của con tôm
Tại hội thảo trực tuyến do Minapoli tổ chức. Ông Atjo đã nêu lên được những ưu điểm, lý giải cho việc tại sao hệ thống nhiều pha lại tốt cho tôm.
Ao ương tôm tại Indonesia. Ảnh: VASEP
Một chu kỳ tăng trưởng của tôm tượng tự như đường cong sigmoid: Tốc độ tăng trưởng chậm sẽ diễn ra lúc bắt đầu, sau đó là tăng trưởng. Và trước khi chậm lại 1 lần nữa thì bước vào giai đoạn trưởng thành.
Cụ thể, cách lý giải của ông được phân tích dễ hiểu như sau:
- Giai đoạn tăng trưởng chậm lúc bắt đầu
Rơi vào 50 ngày đầu tiên sau khi trứng nở, quá trình phân bào trong cơ thể con tôm lúc này diễn ra chậm. Do đó nó cần không gian rộng để hoạt động. Đặc biệt, dinh dưỡng phải được tối ưu hóa. Các ấu trùng sẽ được giữ lại ở trại giống trong vòng 20 ngày, trước khi được chuyển qua ao ươm trong 30 ngày tiếp theo.
Giai đoạn vườn ươm lý tưởng phải được diễn ra trong nhà, do đây là giai đoạn ấu trùng (tăng trưởng chậm) nên không cần vườn ươm lớn. Tuy nhiên, phải đảm bảo được chất dinh dưỡng và chất lượng nước để ấu trùng phát triển.
- Giai đoạn tôm phát triển mạnh
Thông qua quá trình phân chia tế bào được tăng lên đáng kể. Đây cũng chính là thời điểm phát triển nhất của tôm. Lúc này, tôm phải được chuyển sang một trường ao lớn hơn. Giai đoạn này nên duy trì từ 70 - 90 ngày.
- Giai đoạn tôm tăng trưởng chậm
Trong giai đoạn này, lượng thức ăn được tôm sử dụng cho quá trình hoàn thiện các cơ quan sinh sản. Do đó, tốc độ tăng trưởng của tôm bị giảm.
Mặc dù chi phí thức ăn sẽ tăng cao khi áp dụng hệ thống này. Nhưng việc quản lý và đánh giá trại nuôi sẽ được cải thiện đáng kể.
Phải biết cách tối ưu hóa dinh dưỡng trong giai đoạn quan trọng
Nếu như với mô hình nuôi tôm phổ biến hiện nay, người nông dân thường cho tôm ăn theo phương pháp ăn mù. Thì khi qua với hệ thống ương tôm, chúng tối ưu hóa được các chất dinh dưỡng. Mặc dù, chi phí thức ăn có phần tăng cao hơn, nhưng với diện tích ao nhỏ, họ sẽ đánh giá và quản lý tốt, kiểm soát các điều kiện dễ dàng hơn.
Tiếp tục cho tôm ăn 454 gram artemia kết hợp với thức ăn công thức chiếm 10 - 20%, có hàm lượng protein từ 40 - 50% và giữ được độ ổn định của nước. Mỗi ngày cho tôm ăn 8 lần là tốt nhất. Khoảng 3 ngày sau, tôm sẽ được cai sữa bằng thức ăn công thức. Nên sử dụng bể tròn, vì chúng ngăn chặn được sự bùng phát của EHP. Bởi vì bể tròn làm giảm lượng nước thải tích tụ trong ao, và cung cấp một hệ thống thoát nước trung tâm.
Khi áp dụng hệ thống ương tôm vào Việt Nam
Việt Nam là một ví dụ điển hình khi áp dụng hệ thống nuôi tôm nhiều giai đoạn. Nhiều trang trại nuôi tôm tại đây được thiết kế hình trò, tương đối nhỏ. Theo David Kawahigashi - Người sáng lập Aquaculture 101 đã xác nhận khoảng 40% nông dân Việt Nam sử dụng ao nuôi thương phẩm dưới 1.000m2.
Việc ương tôm mang lại nhiều hiệu quả trong hệ thống nuôi tôm nhiều giai đoạn. Ảnh: vibo.com.vn
Cũng giống như Atjo, David Kawahigashi cũng nhận định rằng việc phát triển hệ thống ao tròn cho vườn ươm mang lại nhiều ưu điểm. Chúng giúp người nông dân dễ dàng tập trung nước thải hữu cơ vào cống trung tâm để sau đó xả vào bể bùn. Điều này giúp ngăn chặn Enterocytozoon hepatopenaei (EHP). Bởi vì sự dư thừa hữu cơ phản ánh độ đục của nước. Đây chính là tác nhân khiến EHP xuất hiện và bùng phát.
Nông dân Việt Nam còn ứng dụng thêm hệ thống tuần hoàn và tăng thêm diện tích đất để đảm bảo chất lượng nước được tốt hơn. Một khi giảm diện tích của ao đi sẽ làm tăng khả năng vận chuyển của các ao nuôi. Năng suất trung bình của hệ thống này có thể đạt 8 kg mỗi m2.
Bên cạnh đó, “Có một khu vực dành riêng cho lắng và xử lý nước lớn hơn nhiều so với nuôi thương phẩm. Nhưng nó được đền đáp vì lượng sinh khối được tạo ra và chất lượng nước được cải thiện,” Kawahigashi nói thêm.
Như vậy, hệ thống vườn ươm rất khả thi để sử dụng ở Indonesia. Điều này được hỗ trợ bởi chất lượng nước tương đối tốt ở Indonesia, có nghĩa là họ có thể không cần sử dụng nhiều trang trại của mình để xử lý nước như ở Việt Nam.