Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
Sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện mầm bệnh của thức ăn thủy sản gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Tép Bạc

Sự cần thiết của sản xuất thức ăn thuỷ sản đảm bảo an toàn sinh học

Tình trạng an toàn sinh học trong thức ăn có công thức, phát hiện ra nhiều vấn đề liên quan đến việc sử dụng PCR để phát hiện mầm bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo các tiêu chuẩn dựa trên bằng chứng khoa học. Đồng thời bảo vệ lợi ích của từng bên liên quan và lan rộng ra toàn ngành.

Sản xuất thức ăn thủy sản công thức là giải pháp thay thế cho việc sử dụng thức ăn tươi và chưa qua chế biến, mang nguy cơ an toàn sinh học cao. Các tiêu chuẩn áp dụng để xác định rủi ro an toàn sinh học của thức ăn thủy sản công thức và các thành phần của chúng đang gây tranh cãi nhiều.

Phương pháp PCR được chứng nhận hiện tại không cho phép đánh giá toàn diện về an toàn sinh học của thức ăn thủy sản và không đáp ứng được mục đích.

PCR không cung cấp thông tin về khả năng lây nhiễm

PCR không cung cấp thông tin về khả năng lây nhiễm của sản xuất thức ăn thủy sản công thức. Chúng được sử dụng để khuếch đại một đoạn DNA mục tiêu. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của một mầm bệnh trong một mẫu vật. Tuy nhiên, không thể cung cấp thông tin về các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của mầm bệnh đó.

PCR không cung cấp thông tin về khả năng lây nhiễm của thủy sản. Ảnh: Tép Bạc

Ví dụ, một mẫu thức ăn thủy sản công thức có thể dương tính với PCR với mầm bệnh A. Điều này cho thấy rằng mầm bệnh A có mặt trong mẫu thức ăn thủy sản công thức. Tuy nhiên, PCR không thể cung cấp thông tin về số lượng mầm bệnh A, độ bền của mầm bệnh A hoặc môi trường sống của mầm bệnh A.

Để đánh giá khả năng lây nhiễm của sản xuất thức ăn thủy sản công thức, cần sử dụng các phương pháp khác ngoài PCR.

PCR đưa ra kết quả không nhất quán

Sử dụng kỹ thuật PCR để phân tích thành phần thức ăn hay thức ăn thành phẩm hay không vẫn còn đang gây tranh cãi.

Bởi hầu hết tất cả các kỹ thuật PCR hiện nay sử dụng để xác định và phát hiện mầm bệnh bằng cách sử dụng các mẫu mô tươi hoặc thức ăn tươi, đại diện cho một nền mẫu hoàn toàn khác. 

Ví dụ chiết xuất hoặc khuếch đại DNA trong quá trình phát hiện mầm bệnh dựa trên PCR. Do đó, kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả để phát hiện mầm bệnh có thể dẫn đến kết luận sai lầm và có thể xảy ra sự không nhất quán của kết quả phân tích PCR lặp lại.

Ao nuôiSử dụng PCR cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo các tiêu chuẩn dựa trên bằng chứng khoa học. Ảnh: Tép Bạc

Bộ dụng cụ PCR bán trên thị trường có đáng tin cậy

Hiện nay số lượng phòng thí nghiệm được OIE chỉ định trên thế giới còn rất hạn chế. Tuy nhiên, có rất nhiều bộ dụng cụ chẩn đoán PCR bán trên thị trường được nông dân sử dụng trực tiếp.

Các bộ dụng cụ này có thể khác nhau về độ nhạy và độ đặc hiệu, được sử dụng trong trường hợp không có quy trình vận hành tiêu chuẩn được OIE khuyến nghị để lấy mẫu và phân tích thức ăn.

Giả định “chỉ những loại thức ăn thủy sản có PCR âm tính với các mầm bệnh chính mới là an toàn sinh học” đưa ra những thách thức lớn đối với người dùng, nhà sản xuất thức ăn thủy sản và các bên liên quan khác, bao gồm:

- Nông dân bị mất niềm tin về an toàn sinh học của thức ăn thủy sản được cung cấp.

- Việc thu hồi sản phẩm hoặc từ chối sản phẩm dẫn đến tốn kém trong thương mại và bán hàng.

- Yêu cầu đăng ký quá mức ở nước nhập khẩu đối với nhà xuất khẩu thức ăn chăn nuôi.

Tất cả những thách thức này đều là những trở ngại lớn và chi phí gia tăng, không chỉ đối với các nhà sản xuất thức ăn thủy sản, vì chúng còn ảnh hưởng đến các nhà phân phối, đại lý, nông dân, nhà cung cấp, người tiêu dùng cuối cùng và những người khác.

Vai trò của PCR trong sản xuất thức ăn thủy sản

Một khi kết quả PCR cho ra dương tính đối với một mầm bệnh cụ thể. Đồng nghĩa các xét nghiệm sinh học trở thành tiêu chuẩn vàng để xác định khả năng sống sót của mầm bệnh.

Tuy nhiên, khi chúng ta xét đến thời gian và chi phí, thì những biện  pháp này không thể được áp dụng thường xuyên. Bởi vì điều này sẽ gây trở ngại cho sản xuất thương mại và làm tăng chi phí thức ăn cho nông dân. Do đó, các phương pháp chẩn đoán PCR thường được sử dụng để đánh giá rủi ro an toàn sinh học của nguyên liệu hoặc thành phẩm thức ăn thủy sản, mặc dù chúng không cho phép đưa ra kết luận về khả năng tồn tại và khả năng lây nhiễm của mầm bệnh được phát hiện.

Vậy nên, hiện tại không có cách nào để xác định khả năng tồn tại của mầm bệnh bằng kỹ thuật PCR.

Theo Global Seafood

Đăng ngày 27/09/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Nuôi trồng

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 10:48 01/11/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 11:12 31/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 01:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:11 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 01:11 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 01:11 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 01:11 05/11/2024
Some text some message..