Vai trò và quản lý thức ăn tự nhiên trong ao nuôi cá

Bài viết cung cấp vai trò của thức ăn tự nhiên trong ao nuôi trồng thủy sản và cách quản lý thức ăn sống thông qua quản lý chất dinh dưỡng trong ao.

Vai trò và quản lý thức ăn tự nhiên trong ao nuôi cá
Bón phân là khâu quan trọng để nuôi dưỡng thức ăn tự nhiên cho cá. Ảnh minh họa: Internet
Thức ăn tự nhiên là gì?

Một số lượng lớn các sinh vật chủ yếu vi sinh vật là một phần của mạng lưới thức ăn trong hệ sinh thái dưới nước và là nguồn thức ăn tự nhiên hỗ trợ nuôi dưỡng cho cá/tôm, được gọi là “thức ăn sống”.

Thức ăn tự nhiên bao gồm tất cả các sinh vật sống như sinh vật phù du, sinh vật bám, phiêu sinh và sinh vật đáy, với hai nhóm chính là sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng. Tất cả các sinh vật tự dưỡng, bao gồm thực vật phù du, sinh vật bám và thực vật đáy, tạo thành một nhóm thực vật được gọi là Vi tảo. Các sinh vật dị dưỡng đóng vai trò là nguồn thức ăn quan trọng đối với cá được gọi là động vật phù du.

Tại sao dùng thức ăn tự nhiên để nuôi cá?

Hầu hết các loài cá đặc biệt là cá da trơn, nhuyễn thể và toàn bộ cộng đồng cá cảnh đều ưa thích các sinh vật sống vì;

• Hành vi bản năng của hầu hết cá và tôm trong giai đoạn con non (ấu trùng/cá bột, cá giống) là dễ dàng phát hiện và bắt giữ những sinh vật nhỏ khi bơi, di chuyển hoặc nhận biết dễ dàng các loại chuyển động trong nước.

• Sự chuyển động của thức ăn sống có khả năng kích thích phản ứng cho ăn của ấu trùng cá/tôm.

• Hoạt động bơi lội của sinh vật thức ăn tự nhiên thường đảm bảo sự phân bố thức ăn đều trong tầng nước, tăng cơ hội bắt gặp thức ăn của cá bột.

• Thức ăn sống bao gồm nhiều loại sinh vật: tảo, luân trùng, giáp xác chân chèo, moina... với sự phong phú và đa dạng của thành phần dinh dưỡng.

• Thức ăn sống tạo điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn vì dễ tiêu hóa đối với hầu hết các loài cá/tôm trong giai đoạn quan trọng của vòng đời.

Giá trị dinh dưỡng của vi tảo

Hơn bốn mươi loài tảo khác nhau hiện đang được sử dụng làm thức ăn sống cho động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Các vi tảo được chọn có đặc tính dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là axit béo không bão hòa cao (HUFA) n-3, có thể hữu ích cho sự sống sót của ấu trùng cá ấu trùng, tôm và nhuyễn thể.

Các loại thực phẩm sống từ vi tảo cũng có nồng độ axit béo không bão hòa đa (PUFA) khác nhau có vai trò quan trọng đảm bảo sức khỏe, sự phát triển của ấu trùng của nhiều loài cá.

Thành phần hấp dẫn nhất của sinh khối vi tảo là protein thô nhưng việc sử dụng ấu trùng cá phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa của cá.

Tại sao vi tảo thích hợp cho ấu trùng cá?

Các tiêu chí quan trọng mà vi tảo thích hợp hơn cho thức ăn của ấu trùng như:

  • Kích thước tế bào phù hợp với kích cỡ miệng của ấu trùng cá
  • Giá trị dinh dưỡng đầy đủ
  • Khả năng tiêu hóa cao
  • Vòng đời ngắn
  • Chịu được các biến đổi môi trường.
Vai trò của vi tảo

Vi tảo (thực vật phù du, sinh vật bám và thực vật đáy) là những sinh vật tự dưỡng trong hệ sinh thái dưới nước. Chúng có thể hấp thụ CO2, muối dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ làm thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp cho cá nuôi. Đồng thời O2 được sản xuất rất cần thiết cho đời sống thủy sinh.

Vai trò của động vật phù du.

Động vật phù du là sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là các loài động vật nguyên sinh sống tự do, Rotefera (luân trùng, Cladocera (rận nước) và Copepod (giáp xác chân chèo). Động vật phù du ăn mảnh vụn hữu cơ, vi khuẩn, thực vật phù du và động vật phù du khác. Chúng là thức ăn ưa thích nhất của ấu trùng cá chép cho đến khi mang phát triển và thói quen cho ăn thay đổi.

Quản lý thức ăn tự nhiên trong ao

Nhằm tăng cường thức ăn cho thuỷ vực bằng cách bón phân gây màu nước ngay từ ban đầu. Phân bón có tác dụng bổ sung muối dinh dưỡng tăng cường số lượng vi khuẩn và chất hữu cơ hoà tan trong vùng nước. Bón phân được coi là một trong những khâu quan trọng để quản lý các sinh vật làm thực phẩm sống cho tôm cá nuôi. Bảng sau đây đề cập giải pháp đơn giản nhất có thể cho nông dân để quản lý thức ăn trong ao nuôi tôm cá:

Công thức tính: 1 tấn = 1000kg; 1ha = 10.000 m2 hoặc 7.5 bigha

Kỹ thuật sử dụng phân gia súc

Phân gia súc thô không nên được sử dụng trực tiếp trong ao.

Thu thập phân gia súc thô sau đó đặt nó trong thùng chứa lớn hoặc đào đất trát kín bùn có chừa lỗ tưới nước. Trộn đủ nước và giữ như vậy dưới ánh sáng mặt trời. Sau 2-3 ngày, khuấy toàn bộ bằng que và ngửi nếu có mùi gì phát ra cho đến khi màu nâu vàng chuyển sang màu nâu đen. Tạt phân ở mép nước trong ao để nó dần dần hòa với nước bằng những gợn sóng của nước mặt.

R. N. Mandal, Regional Research Centre ICAR-Central institute of Freshwater Aquaculture Rahara, Kolkata-700118

Đăng ngày 17/06/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 07:08 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 07:08 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:08 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:08 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:08 23/12/2024
Some text some message..