Về đồng ruộng săn cua

Người miền Tây có câu “Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng. Về sông ăn cá về đồng ăn cua” nhằm ca ngợi một vùng đất trù phú, cá tôm hào sảng, nhất là cá sông và cua đồng.

cua đồng
Em bé đi móc cua đồng.

Trong ký ức của tôi, mỗi lần mưa xuống, ngoài đồng nước dâng cao là bọn trẻ rủ nhau ra đồng bắt cua bắt ốc. Ngày đó cua nhiều vô kể, nhiều đến nỗi người ta bắt đem phơi khô bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc với giá rẻ như bèo. Còn với bọn trẻ chúng tôi, chỉ cần đi một lát là trở về đầy giỏ.

Hấp dẫn nhất là vào mùa nắng, mỗi đứa một cây móc sắt rủ nhau đi thụt hang, hang nào sâu quá thì dùng móc để kéo cua ra. Mọi người tha hồ mà bắt, từ cua yếm lột (cua sữa) cho đến cua kềnh càng. Tuy bắt nhiều song ăn chẳng bao nhiêu. Nếu có ăn, lũ nhỏ cũng chỉ chọn càng cái để nướng. Phần đông trẻ con ra đồng vì ham vui, thích hòa mình vào thiên nhiên hơn là đánh bắt.

Đó là chuyện của vài ba thập kỷ trước, còn bây giờ thì cá và cua sống ngoài tự nhiên không còn nhiều khiến cho bà con nông ngư dân phải vất vả lắm mới bắt được chúng. Ngày nay, muốn bắt được nhiều cua người ta phải đợi mực nước lên cao để đặt dớn, đặt lú, đặt lờ, lọp.  

Trước đây, cua là món ăn dân dã chỉ dành cho người nghèo và là món ăn chơi của trẻ con miệt đồng. Còn bây giờ, các món ăn chế biến từ cua đã chiếm vị trí hàng đầu trong bữa cơm gia đình. Hiện nay, cua đồng, ngoài việc sử dụng càng, thịt, nhiều người còn chế biến thành riêu cua để tung ra thị trường và mặt hàng nầy hiện đã có mặt tại một số siêu thị.

Hiện tại các xã dọc theo biên giới, kinh Vĩnh Tế - An Giang và Đồng Tháp Mười… số người chuyên sống bằng nghề bắt cua lên đến hàng trăm. Tới mùa nước nổi họ tất bật chuẩn bị ghe xuồng, đồ nghề để ra đồng đánh bắt. Nhiều nông dân ở An Phú, Tịnh Biên còn bơi xuồng qua khỏi biên giới Campuchia để thuê mặt nước đặt lọp, không khí diễn ra thật tưng bừng và náo nức. 

           

Cua bắt được, bà con thường mang ra các chợ đầu mối để tuyển chọn, phân loại và vô bao trước khi giao cho thương lái. Có thể nói An Giang và Đồng Tháp là nơi có nhiều chợ cua đồng nhất miền Tây.  

         

Nói là chợ, thật ra chỉ khoảng mươi người nhóm họp. Tuy nhiên, không khí cũng không kém phần ồn ào, tấp nập. Kẻ bơi xuồng, người dùng xe thồ hoặc xe ba gác rộn ràng như một ngày hội cua đồng.  

          

Cua miền Tây, một phần chuyển đi các vựa đầu mối để phân phối cho các nhà hàng, quán ăn và người tiêu thụ, một phần chuyển lên TP.HCM. Số còn lại bà con xay riêu cua. Trước khi xay bột riêu, người ta rửa cua cho sạch, bóc bỏ vỏ yếm, gỡ mai, nạo lấy gạch để riêng, sau cùng cho tất cả vào máy xay cho thật nhuyễn, đóng gói, mướp lạnh để phân phối cho khách hàng.  

 

Thế là chỉ trong vòng vài ngày, con cua từ bưng biền đã về tới chợ, qua cơ sở chế biến rồi vượt hàng trăm, hàng ngàn cây số để hiện diện trong các nhà hàng, quán ăn, biến thành các món ngon đặc sản, không phân biệt người giàu kẻ nghèo. Ai thưởng thức món lẩu cua, canh cua rau đay, rau mồng tơi, đặc biệt là tô bún riêu đậm đà hương vị đồng bằng đều cảm thấy nhớ đời. Không biết những lúc đó họ có nghĩ tới những người chân đất vai gầy, dầm mưa dãi nắng ôm lọp ra đồng đổ từng lọp cua hay không ?
đặt lọp
Ghe xuồng đi đặt lọp cua giữa đồng.
con cua đồng
Cua đồng tại một xã biên giới ở An Giang.
xay cua đồng
Cua đồng xay nhuyễn để chế biến riêu cua.
chở cua đồng
Cua đồng chuẩn bị chuyển đi xa.
Báo Dân Việt, 15/05/2015
Đăng ngày 17/05/2015
Bài, ảnh: Phúc Lộc
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 02:48 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 02:48 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 02:48 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 02:48 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 02:48 28/11/2024
Some text some message..