Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
Ao nuôi được vệ sinh cẩn thận sẽ hạn chế các mầm bệnh tấn công. Ảnh: Tép Bạc

Tại sao phải luôn vệ sinh ao nuôi? 

Nắng nóng, kết hợp mưa nắng thất thường trong giai đoạn giao mùa cùng với vệ sinh bên trong và bên ngoài ao, bè nuôi cá không tốt sẽ là điều kiện cho mầm bệnh virus, vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi và phát triển. 

Dịch bệnh do vi sinh vật có hại như virus, vi khuẩn, nấm, tảo độc và ký sinh trùng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người nuôi tôm, từ đó chất lượng vụ nuôi bị thất thoát nghiêm trọng. 

Vì vậy, cần phải luôn vệ sinh trong và ngoài ao, cũng như các thiết bị nuôi thường xuyên. 

Vệ sinh cho ao nuôi chuẩn bị thả giống  

Ở giai đoạn đầu vụ nuôi, việc cần thiết và quan trọng nhất bà con thường làm đó là cải tạo ao, lấy nước và diệt khuẩn để chuẩn bị một môi trường thích hợp cho con giống sắp được thả. 

Đối với ao nuôi cũ (ao đất): Sau khi thu tôm cần tháo dỡ dàn quạt hoặc hệ thống sục khí, rửa sạch các dụng cụ, phơi khô và cất vào kho. Tháo cạn, phơi khô đáy ao, dồn chất thải lại và chuyển ra ngoài ao. Đối với ao không thể tháo kiệt do nước ngấm qua bờ thì nên sên vét bùn đáy ao (lớp bùn đen) triệt để. Bùn đáy phải được bơm vào ao chứa bùn, không bơm bùn ra kênh rạch.  

Gia cố bờ ao, cống ao, hạn chế ao bị rò rỉ, phơi đáy ao nuôi thời gian tối thiểu 15 ngày. Giữ nước ao ở mức 40 - 70 cm, thả cá rô phi vào ao để cá ăn hết lượng mùn bã hữu cơ sót lại và các loài ký chủ trung gian gây bệnh.  

Đối với ao trải bạt: Sau khi thu hoạch cần dùng bơm xịt rửa sạch các loại bùn, rêu bẩn bám vào mặt bạt, đồng thời kiểm tra nền đất đáy phía dưới bạt trải, nếu thấy nhiều bùn đen, cần cuộn lại bạt, loại bỏ bùn, dùng cát đổ xuống đáy dày 20 cm trở lên, lèn chặt, phơi khô và trải bạt trở lại. Tính từ khi thu hoạch đến vụ nuôi tiếp theo, cần cho ao nghỉ (thời gian ngắt vụ) 1 tháng trở lên, sau đó mới cải tạo để nuôi vụ tiếp theo. 

Ao nuôiAo bạt cần được chà rửa trước khi cấp nước mới vào. Ảnh: Hieu Le

Đối với nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh: Khi vấn đề ô nhiễm nguồn nước luôn thường trực ở mọi lúc mọi nơi thì việc sử dụng ao lắng để chứa nước sạch cho ao nuôi là cần thiết. Diện tích ao lắng thường chiếm khoảng 1/3 diện tích ao nuôi. Ao lắng thường đào sâu hơn ao nuôi 0,5 - 1 m, đáy ao được cày bừa kỹ, rải vôi để ổn định pH. Nên cải tạo và lấy nước cho ao lắng trước khi cải tạo ao nuôi 20 - 30 ngày. 

Vệ sinh ao nuôi đang nuôi tôm 

Đối với ao đang có tôm phát triển, việc vệ sinh ao định kỳ cần phụ thuộc về tình trạng hiện tại của ao. Nếu có các dấu hiệu bất thường như sau:  

Nước ao nuôi tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan 

Khi nước nuôi tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan, nguyên nhân có thể là do một số khí độc như H2S, Metan, CO2 xuất hiện trong ao nuôi. Đồng thời, các yếu tố môi trường như độ kiềm và độ pH không ổn định cũng có thể gây tảo tàn và ô nhiễm ao nuôi. 

Bà con nên giảm lượng thức ăn, tăng cường quạt nước, kiểm tra các chỉ số môi trường. Dùng chế phẩm vi sinh thường xuyên để duy trì nước ao sạch và ổn định, hấp thụ các khí độc ảnh hưởng đến tôm. 

Nước ao nuôi bị đục 

Có nhiều nguyên nhân làm ao nuôi đục như đang trong mùa mưa có mưa lớn hoặc do gười nuôi tạo ra có thể bao gồm việc không sên vét ao kỹ lưỡng, làm cho ao nuôi quá cạn và quạt nước hoạt động quá mạnh, dẫn đến đục nước. Thêm vào đó, việc cho ăn quá dư thừa cũng dẫn đến tích tụ các chất lơ lửng khó phân hủy trong ao nuôi, góp phần làm đục nước. 

Lúc này nên sử dụng vi sinh để xử lý đáy ao, giúp phân hủy các chất lắng tụ trên đáy ao, làm sạch đáy và nước ao nuôi.  

Thiết bị ao nuôiCác thiệt bị ao nuôi cần được vệ sinh, diệt khuẩn. Ảnh: Huong Vo

Ao nuôi xuất hiện khuẩn gây hại 

Khi tôm có các dấu hiệu như tôm có màu sắc không đều, bị đen hoặc trắng, và có dấu hiệu bong tróc, có vết thương hoặc tổn thương trên cơ thể, ăn ít hoặc không ăn, và có dấu hiệu suy yếu. Tôm di chuyển chậm hoặc không di chuyển. Nước trong ao có màu sắc đục hoặc có mùi hôi. 

Bà con nên xử lý ao nuôi bằng cách sử dụng các loại diệt khuẩn an toàn cho tôm, sử dụng và pha chế đúng theo liều lượng cho phép ghi trên bao bì. 

Các thiết bị nuôi bị đóng rong rêu, nấm 

Qua một thời gian nuôi, các thiết bị như ống oxy, quạt, nhá,... dễ bị đóng rong rêu, nghiêm trọng hơn là nhiễm nấm đồng tiền. Vì vậy để hạn chế tình trạng trên xuất hiện, bà con nên định kỳ kiểm tra và đem chúng lên chùi rửa mà không cần phải đợi đến lúc cải tạo ao. 

Việc xử lý đáy ao nuôi tôm tốt sẽ giúp giảm được những thiệt hại trong quá trình nuôi, và đồng thời giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, không bị các bệnh từ môi trường nước, đem lại một vụ tôm thắng lợi. 

Đăng ngày 12/04/2024
Mây @may
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 12:42 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 12:42 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 12:42 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 12:42 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 12:42 18/11/2024
Some text some message..