Vì sao cá tầm Trung Quốc rẻ bèo so với cá tầm Việt Nam?

Vì sao cá tầm – một loại cá được xem là đặc sản, “lặn lội” nhiều trăm cây số từ Trung Quốc (TQ) về tới các chợ đầu mối ở Hà Nội nhưng chỉ bán với giá hết sức bèo  70 – 80 nghìn đồng/kg?

ca tam viet nam
Nghề nuôi cá tầm ở VN vừa hình thành đã bị "đè bẹp" bởi cá tầm nhập lậu từ TQ.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phân tích, mấu chốt vấn đề nhiều khả năng đang nằm ở câu chuyện thức ăn cho cá tầm.

Ông Điền cho biết, cá tầm đã được đưa vào nuôi với quy mô rất lớn tại nhiều địa phương ở TQ từ rất lâu, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Châu – vùng giáp với biên giới Việt Nam. Cùng với việc phát triển vùng nuôi, các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi tại TQ từ lâu cũng đã tự SX được thức ăn chuyên dụng cho cá tầm với giá rất rẻ, hiện nay chỉ bằng khoảng 50 – 60% so với giá cám dành cho cá rô phi bán tại Việt Nam.

Với điều kiện đó, giá thành SX mỗi kg cá tầm thương phẩm tại TQ hiện nay thực chất chỉ vào khoảng 60-70 nghìn đồng/kg. Theo ông Điền, các vùng nuôi cá tầm lớn tại Quảng Châu hiện nay chỉ cách biên giới nước ta khoảng 3 giờ chạy ô tô. Điều này giải thích, với quy mô nuôi rất lớn, việc cá tầm TQ về tới các chợ đầu mối phía Bắc, bán với giá trên dưới 100 ngàn đồng, thậm chí chỉ 70 – 80 nghìn đồng/kg là hoàn toàn dễ hiểu, thương lái vẫn lãi.

Trong khi đó tại Việt Nam, nghề nuôi cá tầm hình thành chưa lâu. Thức ăn cho cá hiện vẫn đang phải NK thành phẩm. Ông Nguyễn Huy Điền cho biết, mới đây, việc nghiên cứu SX thức ăn cho cá tầm mới chỉ manh nha ở một vài DN.

Cụ thể ở phía Nam có Cty TNHH Thức ăn chăn nuôi Ngọc Long (Bình Dương) đã SX thức ăn chuyên cho cá tầm và khảo nghiệm thành công tại một số vùng nuôi cá tầm ở Lâm Đồng. Mặc dù chất lượng cám cá tầm của Cty này SX được đánh giá khá cao và đã được Tổng cục Thủy sản cấp chứng nhận cho phép SX nhưng giá thành hiện vẫn rất cao (giá cám cá tầm tại TQ chỉ bằng 50 – 60% so với giá cám do đơn vị này SX).

Ngoài ra ở phía Bắc, mới chỉ có Tập đoàn DABACO (Bắc Ninh) đang tiến hành nghiên cứu SX thí nghiệm thức ăn cho cá tầm nhưng chưa chính thức đi vào SX... Với những bất lợi trên, theo ông Nguyễn Huy Điền thì giá thành SX cá tầm thương phẩm ở Việt Nam ít nhất trên 100 nghìn đồng/kg – cao gấp đôi so với giá thành SX cá tầm tại TQ.

Điều này khẳng định so với Việt Nam, cá tầm TQ đã đi trước rất xa. Về mặt nào đó, có thể nói một giai đoạn do cá tầm mới xuất hiện trên thị trường, người tiêu dùng còn lạ lẫm, xem như là đặc sản nên bị hét lên tới 400 – 500 nghìn đồng/kg là quá giá trị thực.

Mặc dù vậy, ông Điền khẳng định đối với hoạt động nhập lậu cá tầm trái phép diễn ra trong thời gian qua, các cơ quan quản lí thị trường, công an kinh tế cần vào cuộc ráo riết để ngăn chặn, xử lí theo quy định pháp luật. Đối với hoạt động NK giống cá tầm, Tổng cục Thủy sản cũng đang tăng cường việc quản lí chặt chẽ.

ban ca tam
Một tiểu thương tại chợ Thành Công (Hà Nội) cho biết, cá tầm Trung Quốc thường ngắn và béo còn cá tầm Việt Nam dài và thon (Ảnh: tinmoi.vn)

Ông Nguyễn Huy Điền nói thêm:“Muốn biết chất lượng cá tầm của ta so với cá tầm TQ thế nào, cần phải lấy mẫu phân tích về các hàm lượng dinh dưỡng mới có thể khẳng định được. Việc giá cá tầm TQ bán rất rẻ liệu có liên quan gì tới việc sử dụng chất tăng trọng, chất kích thích hay không cũng khó mà khẳng định được".

"Về thức ăn cho cá tầm, tôi cho rằng thành phần nguyên liệu ở TQ hay ở Việt Nam SX có lẽ cơ bản cũng là giống nhau cả. Việc giá cám cá tầm của Việt Nam SX đắt hơn rất nhiều ở TQ có thể do nhiều nguyên nhân, cơ bản do kinh nghiệm, bề dày SX, công nghệ, thị trường... Cũng có thể do giá cá tầm thương phẩm ở ta lâu nay quá cao, nên nhà SX cám cũng hét giá cám trên trời chăng?”, vẫn theo ông Điền.

Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công thương chiều qua (6/5), trả lời câu hỏi của NNVN liên quan đến việc quản lý thị trường buông lỏng để thủy sản Trung Quốc nhập lậu ồ ạt vào thị trường Việt Nam, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công thương) thừa nhận, việc nhập lậu thủy sản từ Trung Quốc đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. “Tuy nhiên, lực lượng QLTT chỉ có chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nội địa. Còn việc hàng qua biên giới là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều địa phương”, ông Lam nói.

Theo ông Lam, do lợi nhuận cao, các đối tượng buôn lậu bất chấp mọi thủ đoạn để vi phạm pháp luật, chúng luôn theo dõi hoạt động của cơ quan chức năng, thấy sơ hở là thực hiện ngay việc vận chuyển, tẩu tán hàng hóa. Vì thế, việc bắt giữ rất khó khăn.

“Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, và phải thực hiện lâu dài. Trước mắt, cần tập trung quản lý chặt chẽ các địa bàn trọng điểm như Quảng Ninh, Lào Cai… Về mặt lâu dài chúng ta cần xây dựng các chính sách bảo hộ các mặt hàng trong nước, nâng cao nhận thức của các địa phương để tăng cường chủ động chống lại các hành vi buôn lậu”, ông Lam đề xuất.

V. Nguyễn

 

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 08/05/2013
Lê Bền
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:01 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 10:01 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 10:01 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 10:01 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:01 15/11/2024
Some text some message..