Viện III chuyển giao kỹ thuật nuôi sá sùng

Sáng ngày 06/10/2022, tại thị trấn Ngô Mây (huyện Phù Cát), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi sá sùng cho 30 hộ dân của xã Cát Minh và xã Cát Khánh.

sá sùng
Sá sùng.

Theo đó, sá sùng có nhiều nhất ở vùng biển Móng Cái hoặc tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, sá sùng còn thấy ở vùng biển có cát pha ở vịnh Bắc Bộ, Côn Đảo, Nha Trang hoặc tại bãi biển Vạn Mỹ, Đông Hưng, Trung Quốc.

hội thảo
Toàn cảnh hội thảo chuyển giao. Ảnh: NTN

Sá sùng có tên gọi khác là sa trùng, là một loài hải sản họ Sipuncula (họ sá sùng). Hình dạng của sá sùng giống với một loài giun khổng lồ nhiều màu sắc, thường dài khoảng 5 - 10cm khi còn tươi hoặc thậm chí có con lên đến 15 - 40cm. Bên cạnh đó, đường kính trung bình của sá sùng thường xấp xỉ 20 cm và có cân nặng từ 1 – 3 kg. Khi bắt chúng lên mặt biển, sá sùng sẽ tự động thu mình, trở thành một hình tròn như quả bóng và có miệng nhỏ như lỗ van bơm khí. Đặc biệt hơn, da của sá sùng rất mềm, mát và có thể thay đổi màu sắc phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Ngoài ra, sá sùng có bộ ruột giống với giun đất, chỉ gồm một đường ống dài từ đầu đến đuôi và bên trong không có tim, gan, phổi.

Chia sẻ tại lớp tập huấn, thạc sỹ Nguyễn Văn Giang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III cho biết, sá sùng là đối tượng dễ nuôi, có thể nuôi ghép với tôm, cá,…  vì sá sùng chủ yếu vùi trong đáy và sử dụng mùn bã hữu cơ làm thức ăn nên không ảnh hưởng đến các đối tượng nuôi khác. Sau 4 – 6 tháng nuôi, sá sùng có thể đạt kích cỡ thương phẩm 7 – 11 gam/con. Trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm sá sùng tại Bình Định vì đây là loại hải sản quý, sẽ góp phần đa dạng hóa loài nuôi, đồng thời sẽ giúp người nuôi trồng thủy sản nâng cao  hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống.

Đăng ngày 26/10/2022
NTN @ntn
Nuôi trồng

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 10:40 06/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 10:28 06/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 10:00 06/12/2023

Artemia franciscana có thể được dùng để sản xuất axit béo thiết yếu?

Artemia, đặc biệt là giai đoạn đầu vòng đời của chúng (nauplii), được cho là con mồi sống được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi ấu trùng hải sản do tiết kiệm chi phí, dễ xử lý và có nhiều giá trị.

Artemia franciscana
• 02:09 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:09 08/12/2023

Các bệnh trên cá chình bông

Cá chình bông là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giống như các loài cá khác, cá chình bông cũng có thể mắc một số bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Bài viết sau đây sẽ cập nhật cho bà con một số loại bệnh dễ mắc nhất trên loài cá này.

Cá chình bông
• 02:09 08/12/2023

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm bố mẹ

Trong quá trình nhân giống, tôm bố mẹ cần được chăm sóc và quản lý chế độ dinh dưỡng một cách chặt chẽ. Hôm nay Tép Bạc sẽ nói rõ hơn về các chất dinh dưỡng và một số loại thức ăn mà tôm bố mẹ nên sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!.

Tôm sú
• 02:09 08/12/2023

Cây thủy sinh trong ao hồ có tác dụng như thế nào?

Trong ao hồ, người ta thường chọn những loại cây thủy sinh để trồng vào đó. Vậy, cây thủy sinh có tác dụng như thế nào đối với ao hồ. Hãy cùng tìm hiểu trong phạm vi bài viết dưới đây nhé!

Cây thủy sinh
• 02:09 08/12/2023