Việt Nam nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thức ăn thủy sản do thiếu nguồn cung

Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực thức ăn dành cho nuôi biển nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào cá biển chứ chưa có thức ăn dành cho những vật nuôi khác. Do thiếu thức ăn phục vụ nuôi biển, nên hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 180.000 - 200.000 tấn thực phẩm dành cho ngành thuỷ sản từ các thị trường như Đài Loan, Thái Lan...

Nuôi trồng thủy sản
Thức ăn phục vụ thủy sản nuôi biển. Ảnh minh họa: thuysanvietnam.com.vn

Tầm quan trọng thức ăn thủy sản

Được biết, thức ăn và dinh dưỡng cho động vật thủy sản thường chiếm 35 - 65% tổng chi phí mộtt vụ nuôi. Do đó, để đáp ứng nhu cầu về thức ăn cho động vật thủy sản thì việc lựa chọn và sử dụng thức ăn là một vấn đề đáng quan tâm. Trong đó, việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong hoạt động NTTS là xu thế tất yếu và thiết thực khi mà trữ lượng cá tạp đánh bắt từ tự nhiên đã giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, việc sử dụng thức ăn tươi (cá tạp) có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho vật nuôi, lượng cá tạp dư thừa rất dễ phân hủy, nhanh chóng làm tăng các chất độc hại dễ làm phát sinh dịch bệnh cho cá, làm chết cá.

Sử dụng thức ăn công nghiệp phục vụ NTTS, nhất là với hoạt động nuôi biển có vai trò quan trọng nhằm mang lại những giá trị về kinh tế cũng như phát triển nuôi biển bền vững, góp phần giải quyết các hệ lụy về môi trường, giúp tối ưu hóa lượng thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của cá, hạn chế dịch bệnh...

Tình trạng thiếu thức ăn nuôi thủy sản biển

Tại buổi Toạ đàm trực tuyến chủ đề Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển – Cơ hội và thách thức được tổ chức tại Hà Nội mới đây. Ông Đỗ Văn Kiểm - Giám đốc Kinh doanh thức ăn cá biển Công ty TNHH De Heus Việt Nam chia sẻ, De Heus đã tham gia vào thị trường thức ăn nuôi biển từ vài năm nay. Thực tế cho thấy, lĩnh vực nuôi biển đang gặp phải nhiều hạn chế, thách thức.

Thứ nhất, là về nghiên cứu thức ăn phục vụ nuôi biển. Mãi tới năm 2010, thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi biển mới được các cơ quan trong nước bắt tay vào nghiên cứu và chủ yếu nghiên cứu, sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá biển, chưa có thức ăn dành cho những vật nuôi khác. Theo đó, thức ăn công nghiệp cho cá biển đang tập trung 3 loại cá chính gồm: cá chẽm, cá chim vây vàng, cá song (còn gọi là cá mú).

Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ đang thiếu và yếu. Hiện, chỉ có một số doanh nghiệp áp dụng được công nghệ vào kiểm soát thức ăn trong nuôi biển nhưng cũng chưa thực sự phát triển rộng rãi.

Thứ ba, về kiểm soát nguyên liệu để sản xuất thức ăn cá biển. Ví dụ như tại De Heus, hiện nay nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn cá biển phải nhập khẩu 100% nhưng các loại vật nuôi khác thì phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó phần lớn là cá tạp.

Giải pháp đề ra

Từ những hạn chế trên, ông Đỗ Văn Kiểm cho rằng cần phải có giải pháp phù hợp cho từng vấn đề.

Thứ nhất về vấn đề nghiên cứu, bản thân De Heus Việt Nam tuy mới tham gia thị trường thức ăn cá biển 6 năm nay nhưng đã có nhiều hợp tác với các Viện, trường đại học cũng như các doanh nghiệp khác để nghiên cứu, đưa ra những sản phẩm thức ăn chất lượng, phù hợp với điều kiện vùng nuôi ở Việt Nam.

Về mặt công nghệ, hiện tại do những nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng ta chưa thể áp dụng công nghệ vào nuôi biển tuy nhiên trong tương lai chúng ta có thể hy vọng vào sự thay đổi, đặc biệt khi đưa loại lồng tròn vào nuôi biển.

Ông Đõ Văn KiểmÔng Đỗ Văn Kiểm tại buổi toạ đàm trực tuyến chủ đề Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển. Ảnh: danviet.vn

Tiếp đến là về kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, để khâu kiểm soát được tốt hơn cần áp dụng thống nhất một loại quy chuẩn phù hợp với yêu cầu quốc tế, chứ không nên chỉ áp dụng theo quy chuẩn của Việt Nam.

Đối với việc bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, thời gian qua De Heus Việt Nam kết hợp với các ngân hàng để có các giải pháp chia sẻ với khác hàng mua thức ăn, ví dụ như thư bảo lãnh ngân hàng để giúp bà con thuận tiện trong vay vốn, đảm bảo giá thức ăn cho nuôi biển luôn được ổn định ở mức hợp lý nhất có thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu.

Về vấn đề quản lý thức ăn nuôi biển nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường, đại diện De Heus cho biết, thức ăn nuôi biển sẽ liên quan đến ô nhiễm môi trường như các thủy vực đều xảy ra ô nhiễm từ thức ăn cá tạp, thậm chí khu vực nuôi biển sử dụng thức ăn công nghiệp quá nhiều cũng bị ô nhiễm.

Ông Kiểm thông tin thêm "Để khắc phục tình trạng này, theo tôi cần có quy hoạch lồng bè, số lượng cá nuôi hợp lý. Đối với khu vực quá ô nhiễm thì không nên sử dụng thức ăn từ cá tạp mà dùng thức ăn công nghiệp ở mức độ phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng công nghệ để kiểm soát thức ăn; kết hợp xử lý môi trường nuôi biển và nên nuôi trồng thủy sản trên bờ, sau đó mới đưa ra nuôi biển sẽ hiệu quả hơn, bớt rủi ro hơn".

Ông Kiểm còn cho biết thêm” Tuy nhiên De Heus cũng đã không ít lần phải trả lại hàng do có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. Do đó, chúng tôi đánh giá việc kiểm soát nguồn nguyên liệu thức ăn có chất lượng cũng đang là hạn chế khá lớn trong ngành sản xuất thức ăn nuôi biển”.

Bên cạnh đó, ông Kiểm đánh giá khó khăn còn đến từ giá thức ăn chăn nuôi biến động mạnh. Thời gian gần đây giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng liên tục, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thức ăn trong nuôi biển nói riêng.

Thách thức cuối cùng, là sự hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế trong việc tạo cơ chế phù hợp để phát triển ngành thức ăn chăn nuôi dành riêng cho nuôi biển.

Đăng ngày 08/09/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nguyên liệu

Đầu ra cho ốc hương thương phẩm hiện nay

Ốc hương thương phẩm là mặt hàng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng ở cả nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, đầu ra của ốc hương không ổn định luôn là vấn đề khiến người nuôi lo lắng.

Thu hoạch ốc
• 11:36 15/09/2023

Những lưu ý khi sử dụng thức ăn đạm cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Nhiều quan điểm khác nhau, liên quan sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù có khác nhau về quan điểm, thì đích đến của vấn đề vẫn là mục tiêu tối ưu hoá sử dụng thức ăn, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu Protein (đạm) của tôm.

Tôm thẻ
• 11:32 14/09/2023

Sử dụng hay lạm dụng kháng sinh trong thủy sản

Mặc dù trong nuôi trồng thủy sản, bắt buộc người nông dân phải sử dụng một số loại kháng sinh để phòng bệnh cho tôm, cá. Tuy nhiên, người nuôi phải sử dụng đúng liều lượng. Bởi nếu vượt mức cho phép, có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng thủy sản không đạt tiêu chuẩn.

Kháng sinh
• 10:30 09/09/2023

Vi sinh có lợi dạng hiếu khí và yếm khí trong nuôi tôm thâm canh

Để giải quyết vấn đề chất lượng nước trong ao nuôi thâm canh, sử dụng vi sinh có lợi dạng hiếu khí và yếm khí là một giải pháp hiệu quả.

Ao tôm
• 11:33 06/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 20:33 25/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 20:33 25/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 20:33 25/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 20:33 25/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 20:33 25/09/2023