Với diện tích 15m2 bể nuôi thu hoạch một tấn lươn thịt

Trại nuôi luơn của ông Trần Quang Đạo (49 tuổi, ngụ 159/14/2 Đô Lương, phường 12, TP vũng Tàu) đem đến sự ngạc nhiên cho những ai đến tham quan mô hình bởi năng suất quá cao so với bất kỳ một đối tượng thủy sản nào nếu nuôi trên cùng một đơn vị diện tích.

Nuôi lươn
Bể lươn "nhỏ" nhà ông Đạo.

Ông Đạo là tài xế xe tải chuyên chở hàng hóa cho ai có nhu cầu thuê mướn. Công việc vất vả quanh năm, thường xuyên phải xa nhà nhưng thu nhập chẳng đáng là bao, nhiều lúc ông muốn chuyển đối nghề nhưng chưa có cơ hội. Tình cờ trên chuyến xe chở cá nuôi lồng bè đi giao cùng với chủ hàng. Qua trò chuyện, chủ hàng cho biết nghề nuôi cá có lợi nhuận cao mà rủi ro cũng không nhỏ. Vốn đầu tư lớn. Nhất là khi cá sắp bước vào giai đoạn thu hoạch. Rồi người chủ hàng giới thiệu  với ông về mô hình nuôi lươn trong bể bạt có kinh phí đầu tư ít, mau hoàn vốn mà lợi nhuận cũng rất cao, đặc biệt là sản phẩm không phụ thuộc thương lái.

Thấy có lý, những lúc rảnh ông lên mạng internet tìm hiểu về những mô hình nuôi lươn hiệu quả. Biết cơ sở nuôi lươn Anh Nguyễn Lê Kim Phát, ngụ ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chuyên bán con giống và chuyển giao kỹ thuật. Ông tìm đến tham quan học tập và đặt vần đề về xây dựng trại nuôi lươn.

Được Anh Phát tư vấn về kỹ thuật xây bể, kỹ thuật nuôi. Cuối năm 2019, Ông Đạo thống nhất với gia đình tạm gác nghề lái xe, chuyển sang xây trại nuôi lươn thương phẩm với 3 bể nuôi, mỗi bể có diện tích 5m2, rồi đặt mua 3.000con lươn giống (loại lươn giống có cỡ 500con/kg) về nuôi trong một bể. Vừa nuôi ông Đạo vừa học, rút kinh nghiệm chăm sóc cho đàn lươn. Sau hai tháng, đàn lươn phát triển tốt, ông phân cỡ và chia làm ba bể. Thấy lươn lớn nhanh, không hao hụt, ông quyết định mở rộng diện tích bể nuôi. Đến nay trại lươn thương phẩm của ông có tất cả 22 bể nuôi bằng bạt trên diện tích đất 120m2, với khoảng 30.000 con, đủ các cỡ. Khối lượng khoảng 6 tấn lươn. “Đặc biệt là đàn lươn 3.000 con, thả nuôi trong ba bể đến nay được 11 tháng tuổi, sản lượng khoảng 1 tấn lươn thương phẩm với kích cỡ 2-3 con/kg. hiện giá bán buôn khoảng 160 ngàn đồng/kg”. Ông Đạo chia sẻ thêm.

Theo kinh nghiệm của ông Đạo, nguồn nước nuôi lươn có thể sử dụng nước ngầm, bơm vào bể lọc (có đá, cát và đá nâng pH), chảy vào bể lắng sau đó chuyển về các bể nuôi. Con giống thả nuôi phải rõ nguồn gốc, đúng chất lượng, biết ăn thức ăn công nghiệp dạng viên. Giai đoạn đầu, ngày cho ăn 3 lần, thức ăn viên kết hợp với trùn quế theo tỷ lệ 7:3 (70% thức ăn viên và 30% trùn quế). Khi lươn đạt kích thước 30-50con/kg, ngày cho ăn 2 lần. Lúc này sử dụng dịch trùn quế ngâm ủ với thức ăn viên thay cho trùn quế (1 lít dịch trùn quế có thể ngâm ủ khoảng 100kg thức ăn viên). Ngoài thức ăn, theo định kỳ cần phải sử dụng Vitamin C, men tiêu hóa, các loại khoáng để tăng sức đề kháng và ổn định đường ruột cho lươn. Khi lươn sắp đến kỳ thu hoạch nên sử dụng cám viên của Lái Thiêu (chuyên dùng cho cá trê vàng) để tạo màu cho lươn.

Bí quyết thành công của ông Đạo là bể nuôi phải sạch, nước phải trong. Vì vậy sau khi cho lươn ăn khoảng 1 giờ là tiến hành thay nước mới. Định kỳ kết hợp sử dụng muối nồng độ 2-3% tắm cho lươn để diệt ký sinh trùng. Giữ cho lươn luôn ổn định nằm nghỉ trong giá thể. Khi lươn đạt trọng lượng 30-50con/kg thì tiến hành phân cỡ tách đàn để tránh lươn cắn nhau và cạnh tranh thức ăn.

“Nuôi lươn chi phí đầu tư ít, không phải như nuôi các đối tượng thủy sản khác. Chi phí cho một con lươn thương phẩm 350gam hết khoảng 14 ngàn đồng. Trong đó chi mua con giống khoảng 4.500đ còn lại là những chi phí khác.” Ông Đạo khẳng định và cho biết thêm lươn thương phẩm chưa bao giờ đụng hàng dội chợ. Lươn có trọng lượng càng lớn, càng có giá. Khi lươn đến cỡ thu hoạch chỉ cần gọi điện, trong giây lát là thương lái đến tận nơi mà không lời từ chối nào.

TTKN Hà Nội
Đăng ngày 05/01/2021
Trọng Hoàng
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 18:49 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:49 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 18:49 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 18:49 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 18:49 20/12/2024
Some text some message..