Vua cá sấu miền Bắc và cú “bẻ ghi” sang nông nghiệp xanh

Từng lăn lộn nhiều nghề, từ trồng khế, cây cảnh, đến nuôi nhím, kỳ đà, ba ba... cuối cùng anh thành danh với con… cá sấu. Không dừng lại ở đó, 3 năm nay anh còn “bẻ ghi” sang lĩnh vực nông nghiệp xanh, sạch và tiếp tục tạo nên bước đột phá ở lĩnh vực mới này…

anh Hiếu
Anh Trần Ngọc Hiếu - Giám đốc Công ty Vương Thảo, ở thôn Hoá Tài, xã Thụy Duyên(Thái Thụy, Thái Bình).  Ảnh: Việt Tùng

Hiếu cá sấu và giấc mơ ra biển lớn

Người đàn ông nổi tiếng khắp cả nước, mà chúng tôi đang nhắc đến đó chính là anh Trần Ngọc Hiếu - Giám đốc Công ty Vương Thảo, ở thôn Hoá Tài, xã Thụy Duyên (Thái Thụy, Thái Bình).  Trang trại của anh rộng hơn 10.000m2, được chia thành các khu nuôi cá bố mẹ bán hoang dã, khu nuôi cá con, cá thương phẩm; khu vực “hậu cần”, nhà lạnh dự trữ thức ăn. Ngoài ra, anh dành một góc ao dựng nhà hàng nổi, vừa tạo cảnh quan, vừa phục vụ thực khách thưởng thức món thịt cá sấu. “Năm 2005, tôi vào thăm Thảo Cầm Viên (TP.HCM) và bị “phải bùa” với những chú cá sấu này. Tôi mua 7 con hết 10 triệu đồng về nuôi làm giống. Sau 1 năm, mỗi con nặng cả tạ, tìm hiểu thấy sản phẩm của loại này (da, thịt) đều giá trị, có thể xuất khẩu, tôi quyết định lập trang trại làm ăn lớn” – anh Hiếu kể về duyên nợ với cá sấu.

Nghĩ là vậy, nhưng khi những đàn cá sấu lớn, thì anh lại bí đầu ra. Anh đưa cá đi bán dạo khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, nhưng không ăn thua. Đang bí kế, thì anh chợt nghĩ ra cách lập trang web để quảng bá, bán hàng. Nhờ đó, anh đã có được những hợp đồng từ vài con, đến vài chục con. Năm 2009, qua web các bạn hàng Trung Quốc đã lặn lội tìm đến trang trại của anh và những con cá sấu đầu tiên đã được xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Nghĩ làm cách này mãi không ổn, anh đã cất công sang Trung Quốc tìm đối tác lớn. Tuy nhiên, cá sấu là loài động vật hoang dã, xuất khẩu phải theo công ước quốc tế. Sau nhiều lần qua lại, thương thảo, cuối cùng anh cũng đã ký được một hợp đồng lớn với 50.000 con/năm.

Để có đủ lượng cá xuất khẩu và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, anh đã liên kết với các hộ nuôi vệ tinh cho anh.   Từ lúc chỉ 20 – 30 hộ, nay đã có hơn 300 hộ nuôi vệ tinh cho anh, ở khắp các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa… với số lượng hàng chục nghìn con/năm. Không dừng lại ở việc xuất cá sấu nguyên con, anh vào TP.HCM tìm hiểu kỹ thuật thuộc da và nhận ra rằng, xuất khẩu da và làm ra các sản phẩm từ da, mới là biện pháp tối ưu nhất. Bởi một bộ gia có giá tới 20 triệu đồng, trong khi bán một con cá sấu trưởng thành chỉ được 5 – 6 triệu đồng.

“Quàng tay” sang nông nghiệp xanh

Anh Hiếu cho biết, nuôi cá sấu, cũng có thể được gọi là “nông nghiệp xanh, sạch”. Bởi chính cá sấu đã biến những thứ bỏ đi, gây ô nhiềm môi trường như lợn, gà, trâu, bò… chết, thành những miếng thịt giàu dinh dưỡng, những miếng da chất lượng, có giá trị kinh tế cao.

Đang vui với câu chuyện cá sấu, bỗng Hiếu chỉ tay sang khu vườn cây xanh bạt ngàn bên cạnh, tôi quan sát và thấy cả thanh long ở đó, rồi bảo: “Giờ tôi chuyển sang trồng cả hoa hòe và thanh long ruột tím”.  Trồng thử, anh nhận thấy, 1ha hòe, có thể “ăn đứt” 5 - 6 ha lúa. Hiện anh đang trồng khoảng 3ha và hàng chục ha vệ tinh nữa”.

cung cấp cá sấu
Mỗi năm anh Trần Ngọc Hiếu cung cấp cho người dân hàng vạn con giống. Ảnh:  V.T

Anh Hiếu tính toán, mỗi ha đất có thể trồng 1.000 trụ thanh long, lãi gấp 20 lần trồng lúa.

Đang ngồi kể chuyện, Hiếu bỗng đứng phắt dậy, chạy vào nhà lấy ra một ít cám và một chai nhựa nhỏ. Cầm chai nhựa đó lên, anh bảo: “Đây mới thực sự là bảo bối của ngành thủy sản nước ngọt. Nuôi cá không cần cho ăn nhiều, nhưng cá vẫn lớn nhanh như thổi. Nếu không có “bảo bối” này, cá nuôi dày thế này thì sống làm sao được” – anh Hiếu nói thêm.

Theo anh Hiếu, thì đây là một loại chế phẩm sinh học đặc biệt, anh và Viện Nuôi trồng Thủy sản T.Ư đang phối hợp để nghiên cứu. Cá ăn sinh vật phù du này lớn rất nhanh, sạch bệnh, nên thịt cá rất ngon” – anh Hiếu khẳng định. 

Báo Dân Việt, 29/01/2017
Đăng ngày 30/01/2017
Việt Tùng
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 21:22 28/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 21:22 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 21:22 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 21:22 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 21:22 28/09/2023