'Vượt rào' nuôi tôm, rủi ro khôn lường

Nuôi tôm nước lợ vụ 1 - 2018 ở vùng triều ven sông sẽ bắt đầu vào ngày 1.2 theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thời điểm này đã có nhiều hộ “vượt rào” nuôi tôm trước thời vụ, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường hết được.

'Vượt rào' nuôi tôm, rủi ro khôn lường
Anh Nguyễn Hồng Vân bên ao nuôi tôm trước lịch mùa vụ. Ảnh: N.Q.V

Không theo mùa vụ

Sau đợt mưa rét kéo dài, trời hửng nắng trong những ngày gần đây khiến nhiều hộ nuôi tôm sốt sắng thả nuôi. Ở thôn Phú Quý (xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ), anh Nguyễn Hồng Vân đã thả nuôi 15 vạn con giống tôm thẻ chân trắng ở ao nuôi 2 sào diện tích mặt nước. Tổng giá trị đầu tư ban đầu gần 30 triệu đồng, trong đó chi phí mua tôm giống 15 triệu đồng, còn lại là tiền cải tạo ao nuôi, chi phí mua các loại vật tư nuôi thủy sản, thuốc, men vi sinh các loại. “So với cùng kỳ năm trước, tôi nuôi tôm trễ hơn 1 tháng. Nếu cái lạnh không kéo dài suốt một tháng qua, tôi đã nuôi tôm rồi. Nuôi tôm trái vụ có nhiều lợi thế nên phải tận dụng thời gian” - anh Vân cho biết.

Nhiều hộ nuôi tôm khác ở xã Tam Phú thuộc các thôn Phú Quý, Quý Thượng và Phú Ngọc cũng đã thả nuôi tôm trước vụ 1 - 2018 vì cho rằng, thời điểm này ít người nuôi tôm nên nguồn nước ít bị ô nhiễm, thuận lợi cho tôm phát triển. “Đồng loạt thả nuôi tôm sẽ khiến môi trường nước dễ bị biến động, tôm khó phát triển. Nuôi tôm trái vụ thành công sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho người nuôi vì nguồn cung tôm thương phẩm thấp hơn cầu” - anh Vân nói. Anh Vân cho biết sẽ tiếp tục thả nuôi tôm thẻ chân trắng ở 5 ao còn lại với tổng diện tích 1ha vào các ngày 24.1 và 25.1.

Ở thôn Lộc Ngọc, xã Tam Tiến (Núi Thành), các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng triều ven sông Trường Giang cũng đã thả giống trên các đồng tôm. Anh Nguyễn Thanh Hưng cho biết, đã nuôi tôm nước lợ được gần 1 tháng nay. “Tôi chỉ nuôi tôm thẻ chân trắng ở ao có diện tích 3.000m2. Tổng chi phí đầu tư đến nay đã hơn 30 triệu đồng. Nếu đạt thì gần 2 tháng nữa tôi sẽ thu hoạch vụ tôm đầu tiên của năm” - anh Hưng nói.  “Trời nắng thì thả nuôi tôm thôi. Thành bại không phải ở lịch thời vụ mà là thời tiết có thuận lợi hay không. Chất lượng tôm giống tốt cũng khiến xác suất thành công cao. Tôi túc trực quanh ao nuôi nên hy vọng xử lý tốt tình huống, không xảy ra phát sinh khiến tôm bất ổn”, anh Hưng cho biết. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng triều ven sông thuộc các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, TP.Hội An, TP.Tam Kỳ đều đã được người nông dân thả nuôi vụ 1-2018.

“Chúng tôi chưa nghe các địa phương thông báo về nuôi tôm trước vụ nên sẽ cử cán bộ đến các vùng nuôi tôm kiểm tra ngay. Việc này rất cần kíp, không chỉ giúp đỡ nông hộ ứng phó nếu rét lạnh đột ngột kéo về mà còn hạn chế bệnh và dịch bệnh không may xảy ra” - bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam nói.

Cảnh báo rủi ro

Cứ đến tháng 12 hàng năm, Chi cục Thủy sản Quảng Nam tham mưu Sở NN&PTNT ban hành lịch mùa vụ và hướng dẫn nuôi tôm nước lợ vụ 1 cho năm tới. Vậy nhưng, bệnh và dịch bệnh khi tôm chết hàng loạt do thả nuôi trước vụ là “điệp khúc” quen thuộc xảy ra hàng năm. Ông Nguyễn Quang Cư - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Phú cho biết, đến ngày 23.1, đã có 5/90ha diện tích nuôi tôm đã được thả trước vụ. “Nuôi tôm trái vụ dẫn đến thành công chỉ đếm được trên đầu ngón tay còn thất bại hầu như năm nào cũng xảy ra với mức độ thiệt hại lớn” - ông Cư cho biết.

Theo UBND xã Tam Phú, hiện trên địa bàn chưa có vùng nuôi tôm tập trung, mới chỉ có 2ha diện tích nuôi tôm theo hướng VietGAP được triển khai thí điểm. Cái khó nhất trong nuôi tôm là hạ tầng phải đảm bảo, nhất là thủy lợi, nguồn nước được chứa lắng, xử lý trước khi nuôi để khống chế các tác hại xảy đến với tôm giống. Tuy nhiên, đây lại là điểm yếu cố hữu mà chưa thể kiện toàn trong nay mai, không chỉ ở xã Tam Phú mà cả hơn 2.000ha diện tích nuôi tôm ở vùng triều ven sông Quảng Nam. “Nguồn nước sông Trường Giang ô nhiễm được dẫn trực tiếp hoặc bơm vào ao nuôi tôm. Môi trường nước hạn chế lại thêm thử thách lớn của thời tiết khiến cho sức đề kháng của tôm bị “sụp” mà chết” - ông Cư nói.

Theo bà Phạm Thị Hoàng Tâm, nuôi tôm trái vụ luôn khiến ngành thủy sản rất bất an vì bệnh và dịch bệnh xảy ra thường xuyên khiến tôm chết hàng loạt, người nuôi thiệt hại nặng nề. “Chúng tôi luôn phối hợp với các địa phương có nghề nuôi tôm để tập huấn, trang bị kỹ thuật nuôi cũng như ban hành lịch mùa vụ để nông hộ tuân theo, hạn chế hậu quả đáng tiếc. Chỉ mong công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu, giúp nông hộ tĩnh tâm đầu tư, tránh vết xe đổ gây thiệt hại lớn của thực trạng “vượt rào” nuôi tôm luôn xảy ra” - bà Tâm lo lắng.

Hiện tại, nuôi tôm nước lợ ở các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh đều chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường bên ngoài. Ngành chức năng lo ngại xảy ra tình trạng người nông dân xả thải tôm nuôi trước vụ bị chết ra sông mà không hề xử lý trước khiến cho bệnh phát tán lây lan thành dịch, tác hại đến vùng nuôi rộng lớn. “Rất khó kiểm soát được tình trạng xả thải tôm nuôi trước vụ bị chết chưa qua xử lý ra bên ngoài bởi nông hộ thực hiện vào ban đêm. Trong khi đó, phải bắt quả tang mới có thể xử phạt hành chính, răn đe, ngăn chặn hành vi này” - bà Tâm nói.

Khuyến khích nuôi tôm theo lịch mùa vụ

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, để khuyến khích nuôi tôm đúng lịch thời vụ, ngành nông nghiệp sẽ giúp nông hộ tiếp cận cơ chế hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP với các mức hỗ trợ 4 - 6 triệu đồng/ha nếu thiệt hại hơn 70% do thiên tai gây ra; được hỗ trợ 2 - 4 triệu đồng/ha nếu thiệt hại 30-70%. Thực hiện điều này, nông hộ nuôi tôm ngoài phải tuân thủ lịch mùa vụ thì còn phải được xác nhận thiệt hại của chính quyền cơ sở và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa hạn chế thiên tai theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

 

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 26/01/2018
Nguyễn Quang Việt
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 06:55 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 06:55 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 06:55 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 06:55 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 06:55 08/11/2024
Some text some message..