Xây dựng thương hiệu địa phương: Ngọc trai Hạ Long

Năm 2014, sản phẩm ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là sự đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng thương hiệu ngọc trai của Công ty nói riêng, xây dựng sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh nói chung.

chế tác ngọc trai
Nhân viên Công ty CP Ngọc trai Hạ Long thực hiện công đoạn cuối gia công chế tác hoàn thiện sản phẩm ngọc trai.

Giới thiệu với chúng tôi, ông Lê Nam Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ngọc trai Hạ Long, cho biết: Năm 2009, Công ty phát triển trên nền tảng Công ty Ngọc trai Việt - Nhật, liên doanh nuôi trai lấy ngọc đầu tiên giữa Việt Nam và các đối tác Nhật Bản, đất nước phát minh nghề nuôi trai lấy ngọc từ hơn 100 năm trước, với những thương hiệu ngọc trai nổi tiếng thế giới. Nhờ kế thừa công nghệ, kinh nghiệm từ các chuyên gia của Nhật Bản, cùng với các điều kiện thiên nhiên phù hợp, Công ty đã xây dựng thành công quy trình sinh sản nhân tạo, thu thập và lai tạo các loài trai có khả năng thích nghi với môi trường nuôi cấy, có độ bọc ngọc nhanh, màu sắc đẹp. Hiện Công ty đã thành công nuôi các loài trai quý hiếm, như P.maxima, P.magratiferra, peguin... cho ra ngọc đen, ngọc Southsea, Akoya. Đây đều là những loại ngọc trai có chất lượng, được đánh giá cao ở trong và ngoài nước. Từ đó, Công ty đã làm chủ được tất cả các công đoạn của quy trình nuôi cấy ngọc trai một cách hoàn thiện. Hiện Công ty có 2 cơ sở sản xuất nuôi trai cấy ngọc ở vùng Vịnh Hạ Long (TP Hạ Long) và Bái Tử Long (huyện Vân Đồn).

Ban đầu, sản phẩm ngọc trai của Công ty chủ yếu xuất khẩu thô cho thị trường các nước, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước châu Âu. Tuy nhiên, giá trị kinh tế thấp và sản phẩm ngọc trai của Quảng Ninh khi xuất khẩu không còn thương hiệu riêng. Với trăn trở không để sản phẩm của mình “lẫn” với sản phẩm nơi khác, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ngọc trai Hạ Long Lê Nam Trung đã mạnh dạn thay đổi hoàn toàn chiến lược phát triển của Công ty. Từ năm 2012, Công ty hầu như không xuất khẩu ngọc trai mà làm trọn tất cả các công đoạn từ sinh sản con giống, nuôi cấy đến chế tác sản phẩm. Ông Lê Nam Trung nói: “Để tạo ra sản phẩm có chất lượng và có thể hoàn thiện tất cả quy trình từ nuôi cấy đến chế tác, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến phát triển đội ngũ cán bộ. Các chuyên gia kỹ thuật nuôi cấy, chế tác đều được Công ty đào tạo chuyên môn tại Nhật Bản và tại một số cơ sở nuôi cấy ngọc trai, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Do đó, các sản phẩm ngọc trai của Công ty đảm bảo cả chất lượng cũng như quy cách thiết kế ngọc trai”.

Dẫn chúng tôi tham quan trụ sở và cũng là văn phòng trưng bày, bán sản phẩm ngọc trai, ông Lê Nam Trung cho biết: Di sản, kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long được du khách trong và ngoài nước biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Bởi vậy khi ra về, du khách luôn mong muốn có được những sản phẩm của Vịnh Hạ Long để lưu niệm, làm quà. Khi du khách đến tham quan, mua sản phẩm tại đây sẽ được nhân viên kinh doanh của Công ty giới thiệu tất cả công đoạn, từ sinh sản, nuôi cấy đến chế tác ngọc trai. Để đáp ứng nhu cầu của du khách muốn xem trực tiếp mổ trai nuôi trên biển đang ngậm ngọc, Công ty đã triển khai xây dựng các trang trại nuôi cấy ngọc trai thành những địa điểm tham quan, du lịch. Tại đây, du khách vừa được hưởng không khí trong lành, được ngắm cảnh Vịnh Hạ Long, vừa tham gia vào tất cả quy trình làm ra ngọc trai. Bên cạnh đó, Công ty cũng phục vụ du khách các món ăn chế biến từ trai đã cho ngọc. Khi trở về, du khách thoải mái lựa chọn hoặc yêu cầu chế tác những món trang sức ngọc trai như mong muốn và rất nhiều món đồ lưu niệm làm từ vỏ con trai. Đây cũng là cách làm của Công ty để bảo vệ uy tín thương hiệu, đồng thời khẳng định là ngọc trai thật với khách hàng.

Bên cạnh 2 điểm trưng bày, bán sản phẩm ngọc trai trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Công ty còn có 2 điểm khác là tại trụ sở Công ty và Vincom Center Hạ Long. Trong thời gian tới, với sự giúp đỡ của Sở VH,TT&DL, Công ty sẽ mở thêm điểm trưng bày, bán sản phẩm ngọc trai tại Bảo tàng Quảng Ninh. Cùng với đó, Công ty phân phối sản phẩm đã qua chế tác tại các tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hồng Kông và châu Âu.

“Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Quảng Ninh có thể nói là phát triển sớm nhất cả nước. Tuy nhiên, thương hiệu ngọc trai Quảng Ninh hiện chưa được phát triển xứng tầm. Để sản phẩm ngọc trai Hạ Long khẳng định thương hiệu, chúng tôi mong muốn tỉnh có thêm những chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh để tiếp tục mở rộng sản xuất, phục vụ nhu cầu xuất khẩu, đồng thời tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, giải quyết việc làm cho người dân địa phương” - ông Lê Nam Trung tâm sự.

Báo Quảng Ninh, 24/08/2015
Đăng ngày 26/08/2015
Nguyễn Hoa
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nên nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm bền vững?

Những năm qua, con tôm Việt Nam đã và đang khẳng định được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu ra thế giới.

Ao nuôi
• 11:05 06/06/2023

Khó khăn mà ngành khai thác thủy sản Việt Nam đang đối mặt

Với địa hình phần lớn giáp biển, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, lĩnh vực này gặp vô số khó khăn như: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, thiếu nguồn lao động, phương tiện đánh bắt chưa đảm bảo,...

Khai thác thủy sản
• 10:09 05/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 11:50 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 14:19 02/06/2023

Liệu sử dụng thành phẩm có tốt hơn sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô vào nuôi trồng thay vì sử dụng thành phẩm. Điều đó tốt hay xấu?

Nguyên liệu thô
• 16:24 06/06/2023

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.

Cá chiên
• 16:24 06/06/2023

Giá cá lóc tại Trà Vinh lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua

Rút kinh nghiệm trong nghề gần 10 năm qua, nông dân nuôi cá lóc trong năm 2022 và năm 2023 đều nuôi rải vụ, không thả cá giống nuôi tập trung cùng một thời gian nên tránh được cung vượt cầu, giá thấp.

Cá lóc
• 16:24 06/06/2023

Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
• 16:24 06/06/2023

Thúc đẩy giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa ngành nông nghiệp

Hà Nội, sáng 31/5/2023 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UNDP Việt Nam, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.

Phùng Đức Tiến
• 16:24 06/06/2023