Xử lý nhớt bạt ao nuôi tôm thâm canh

Với ưu điểm rút ngắn thời gian cải tạo, kiểm soát sự thất thoát nước, dễ dàng quản lý và mật độ nuôi cao mà việc lót bạt ao nuôi tôm ngày càng phổ biến. Tuy nhiên người nuôi khi lót bạt ao nuôi lại gặp khó khăn trong vấn đề nhớt bạt. Vậy nhớt bạt là gì và phương pháp xử lý ra sao?

Tôm thẻ
Cần phải xử lý vấn đề nhớt bạt để vụ nuôi tôm đạt hiệu quả.

Nhớt bạt và nguyên nhân

Nhớt bạt là lớp màng nhầy trên bạt ao nuôi tôm do đạm trong thức ăn hòa tan, xác tảo tàn, chất hữu cơ, nhớt tôm lột, các loại dinh dưỡng, thuốc… có trong nước gây nên. Nhớt bạt làm vi khuẩn, nấm (nấm đồng tiền) và rong tảo phát triển. Khi tôm ăn hoặc tiếp xúc sẽ dễ bị bệnh đường ruột và làm lượng vi khuẩn trong nước ao gia tăng nhanh chóng.


Ao nuôi tôm lót bạt

Tác hại của nhớt bạt

Nhớt bạt là nơi trú ngụ của vi khuẩn, nấm gây hại và khi tôm ăn phải dễ mắc bệnh đường ruột. 

Khi nhớt bạt hình thành sẽ lắng động thêm thức ăn thừa, tảo tàn hay xác tôm chết. Từ đó góp phần hình thành điều kiện kỵ khí sản sinh khí độc trong ao nuôi và gây hại cho tôm.

Sự phát triển của rong tảo trên bạt cũng có thể phá vỡ sự cân bằng của nước ao do tảo phát triển làm cạn kiệt oxy.

Ngoài ra, nhớt bạt còn gây khó khăn cho người nuôi do làm tăng chi phí xử lý và vệ sinh bạt nuôi.


Tảo phát triển trên bạt lót ao tôm. Ảnh: gardenpondforum

Phòng ngừa và xử lý nhớt bạt ao tôm

Để phòng nhớt bạt người nuôi cần quản lý chất thải trong quá trình nuôi:

Cần có hệ thống lắng, lọc để loại bỏ chất thải trong nước cấp trước khi nuôi tôm. Hệ thống ao lắng góp phần loại bỏ những thành phần không mong muốn như mầm bệnh, chất hữu cơ lơ lửng, sinh vật phù du, sinh vật trung gian mang mầm bệnh ... giúp xử lý nguồn nước cấp trước khi bổ sung vào ao nuôi tôm. Trước vụ nuôi cũng cần vệ sinh, chà rửa nền bạt thật kỹ.

Thiết kế hệ thống xi phong ở đáy ao giúp gom tụ chất thải tại trung tâm ao, dễ dàng loại bỏ chất thải định kỳ trong quá trình nuôi tôm.

Lượng chất thải nuôi trồng thủy sản cũng phụ thuộc vào thành phần thức ăn và công nghệ cho ăn. Do đó để cần lựa chọn thức ăn của nhà sản xuất uy tín, phù hợp với loài nuôi và kích cỡ nuôi. Cho ăn theo 4 định: định chất, định lượng, định địa điểm, định thời gian để tránh cho ăn dư làm.

Sử dụng men vi sinh thường xuyên góp phần ổn định chất lượng nước ao và hình thành hệ vi sinh vật có lợi trong ao. Ngoài ra khi sử dụng các dòng men vi sinh chuyên dùng để xử lý chất thải hữu cơ trong suốt vụ nuôi nhằm giảm tích tụ bùn tối đa như dòng Accelobac từ công ty TNHH Trường Hải Tiến.


VI SINH MỸ - CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ XỬ LÝ NƯỚC HIỆU QUẢ

Xử lý nhớt bạt trên ao nuôi tôm

Người nuôi có thể giảm nhớt bạt với phương pháp chà bạt và sử dụng men vi sinh.

Phương pháp chà bạt thủ công có nhược điểm tốn nhiều công và hiệu quả xử lý không  cao. 

Sử dụng men vi sinh trong xử lý nhớt bạt đem lại hiệu quả cao hơn, thời gian xử lý nhanh và bền vững với môi trường. Men vi sinh xử lý nhớt bạt như Care Bio từ công ty TNHH Trường Hải Tiến có thành phần hoàn toàn bằng vi sinh (Bacillus megaterium, Bacillus polymyxa, Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Saccharomyces…) và enzyme nên rất an toàn cho tôm nuôi.


CARE BIO - ĐÁNH BAY NHỚT BẠT 

Đăng ngày 15/12/2020
Lệ Thủy
Doanh nghiệp

Thêm giải pháp bền vững từ Grobest giúp người nuôi tôm về đích thành công

Trong thời gian hiện nay, ngành tôm Việt đang dịch chuyển theo xu hướng phát triển bền vững. Theo đó, việc áp dụng công nghệ và giải pháp mới trong quy trình nuôi được xem là yếu tố tiên quyết cho một mùa tôm về đích thành công, cũng như là sự chuẩn bị cho các vụ mùa sau.

Tôm thẻ
• 08:00 08/12/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 19:21 01/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 16:00 01/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 11:00 01/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:44 10/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:44 10/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 03:44 10/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 03:44 10/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 03:44 10/12/2023