Xuất khẩu cá ngừ lần đầu gia nhập “câu lạc bộ 1 tỷ USD”

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong năm 2022 đã thiết lập mức cao kỷ lục, đạt 1,02 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2021 và tăng 57,2% so với năm 2020.

Xuất khẩu cá ngừ
Cá ngừ trở thành con cá “tỷ USD” thứ hai của ngành thuỷ sản Việt Nam, sau cá tra.

Năm 2022 cũng là năm đầu tiên xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD - mục tiêu đã đặt ra từ cách đây 3 năm. Điều này giúp cá ngừ trở thành con cá “tỷ USD” thứ hai của ngành thuỷ sản Việt Nam, sau cá tra. Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 2,4 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử.

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang được xuất khẩu đến 99 thị trường trên thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực gồm thịt/cá ngừ phi lê, cá ngừ chế biến, cá ngừ đóng hộp, cá ngừ tươi/đông lạnh/khô.

Hoa Kỳ hiện là khách hàng lớn nhất của cá ngừ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 487 triệu USD, tăng 44% so với năm 2021. Đứng thứ hai là thị trường Canada với kim ngạch xuất khẩu đạt 52 triệu USD, tăng 69%; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 41 triệu USD, tăng 61%; xuất khẩu sang Israel đạt 37 triệu USD, tăng 12% và sang Thái Lan đạt 29 triệu USD, tăng 58% so với năm 2021.

Cá ngừ

Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang được xuất khẩu đến 99 thị trường trên thế giới với tốc độ tăng trưởng cao. Ảnh: blog.trilyerestaurant.com

Nhận định về triển vọng thị trường trong những tháng đầu năm 2023, VASEP cho rằng hoạt động xuất khẩu cá ngừ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do lạm phát tăng cao tại một số thị trường khiến thói quen của người tiêu dùng thay đổi, chuyển hướng sang những sản phẩm thay thế có mức giá thấp hơn. Điển hình, tại thị trường Hoa Kỳ, sau khi sụt giảm trong tháng 11/2022, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12/2022 tiếp tục giảm 38%. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào của hoạt động đánh bắt, chưa gỡ được thẻ vàng IUU… vẫn là những trở ngại cho ngành cá ngừ Việt Nam.   

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang rất khả quan. Ví dụ, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU sau khi sụt giảm trong tháng 11 đã tăng tốc trở lại trong tháng 12/2022. Riêng trong tháng 12/2022, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Đức và Tây Ban Nha tăng lần lượt 161% và 171%. Tương tự, xuất khẩu cá ngừ sang các quốc gia trong Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Canada, Nhật Bản và Mexico vẫn tăng trưởng tốt.

VASEP kỳ vọng các FTA sẽ là động lực thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam và dự báo nhu cầu của thị trường có thể sẽ dần phục hồi trong nửa cuối năm 2023.

Việt Nam hiện có trữ lượng và tiềm năng khai thác lớn đối với cá ngừ - mặt hàng vốn được tiêu thụ rộng rãi tại nhiều quốc gia. Hiện có 9 loài cá ngừ phân bố ở các vùng biển Việt Nam, bao gồm nhóm cá ngừ đại dương và cá ngừ nhỏ ven bờ; trữ lượng ước tính khoảng 600.000 tấn, trong đó, cá ngừ sọc dưa chiếm hơn 50%; Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa là 3 tỉnh khai thác lớn nhất.  

Tạp chí Công Thương
Đăng ngày 20/01/2023
Duy Quang
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 19:45 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 19:45 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 19:45 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 19:45 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:45 19/11/2024
Some text some message..