Xuất khẩu cá ngừ sang Pháp đạt mức tăng trưởng trung bình 510%/tháng

Tiếp nối xu hướng tăng trưởng cuối năm 2021, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Pháp đã liên tục tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2022. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình đạt 510%/tháng.

chế biến cá ngừ
Chế biến cá ngừ

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, XK cá ngừ sang thị trường này đạt gần 3 triệu USD, tăng 203% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sang Pháp đều tăng so với cùng kỳ. Trong đó tăng mạnh nhất là nhóm các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp. Các mặt hàng thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường này, chiếm 63% tổng giá trị xuất khẩu.

Việt Nam hiện đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 14 cho thị trường Pháp trong số các nguồn cung ngoài khối EU. Năm nay, nhập khẩu cá ngừ của Pháp đã có sự phục hồi, Pháp có xu hướng tăng cường nhập khẩu cá ngừ từ các nước Châu Á khác ngoài Việt Nam, như Philippines tăng 442%, Indonesia tăng 42%.

Trong những tháng đầu năm 2022, do sản lượng đánh bắt cá ngừ của Pháp và Tây Ban Nha trong quý đầu năm ở mức tốt, đủ để cung cấp cá ngừ cho các nhà chế biến của nước này và các nước EU. Nên Pháp có xu hướng tăng nhập khẩu thịt/loin cá ngừ hấp đông lạnh, và nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ nguyên con đông lạnh giảm.

Cùng với đó, việc các nước EU mở cửa đón khách du lịch trở lại cũng làm tăng nhu cầu nhập khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh có giá trị cao. Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp cỡ lớn phục vụ cho chuỗi dịch vụ thực phẩm, nhà hàng…  tăng đã giúp khôi phục nhập khẩu cá ngừ trong 6 tháng đầu năm nay.

Tuy nhiên, đồng EUR hiện đang giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua. Các nước đang lo ngại về khả năng Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Châu Âu và khiến khu vực này rơi vào suy thoái bất cứ lúc nào. Điều này sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, bao gồm cả ngành đánh bắt và chế biến cá ngừ của các nước EU.

Mặc dù, ngày 21-7, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định tăng lãi suất với mức là 50 điểm cơ bản. Tuy nhiên theo Hãng tin Reuters, việc ECB tăng 50 điểm cơ bản này vẫn không đủ mạnh tay so với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, đặc biệt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cơ quan đã nâng lãi suất lên 75 điểm cơ bản tháng trước và có khả năng sẽ tiếp tục có một đợt nâng lãi suất cơ bản khác trong tháng này.

Giá nguyên vật liệu cao đang làm suy giảm sức mua của các nước. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất - tức tăng chi phí đi vay trong thời kỳ suy thoái có thể làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Cụ thể, các doanh nghiệp cá ngừ ở EU đang nhập khẩu cá ngừ bằng USD, do đó việc đồng EUR mất giá khiến cá ngừ trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Đồng thời, đồng USD mạnh có thế khiến các sản phẩm cuối cùng nhập khẩu vào EU trở lên đắt đỏ và điều này sẽ kìm hãm nhu cầu.

VASEP
Đăng ngày 02/08/2022
Nguyễn Hà
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 21:23 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 21:23 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 21:23 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:23 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 21:23 25/11/2024
Some text some message..