Xuất khẩu mực và bạch tuộc tăng trở lại

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực và bạch tuộc chiếm tỉ trọng lớn nhất với 40%.

xuat khau muc
Trong tháng 1, xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt giá trị 38,45 triệu USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ 2015.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1, xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt giá trị 38,45 triệu USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ 2015. Đây cũng là bước đánh dấu sự tăng trưởng của nhóm ngành này khi những tháng cuối năm ngoái kim ngạch xuất khẩu liên tục đi xuống.

Mực vẫn là mặt hàng có tỉ trọng lớn, chiếm gần 52%, đạt giá trị gần 20 triệu USD. Còn bạch tuộc hiện chiếm 48%, xuất khẩu đạt 18,45 triệu USD trong tháng 1.

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu hàng đầu mặt hàng mực và bạch tuộc Việt Nam, chiếm gần 40% tỉ trọng. Trong tháng 1, sản phẩm này sang Hàn Quốc đạt giá trị 15,31 triệu USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ 2015.

Là thị trường nhập khẩu chiếm tỉ trọng 14%, ASEAN có mức tăng trưởng cao nhất trong 3 thị trường chính với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,42 triệu USD, tăng gần 21%.

Riêng với thị trường Mỹ, mặc dù tỉ trọng xuất sang đây chỉ chiếm 1,3%, nhưng lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng. Trong tháng 1, Mỹ nhập mực, bạch tuộc từ Việt Nam đạt giá trị 503.000 USD, tăng 167,3% so với cùng kỳ 2015.

Thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ tăng mạnh

Mức thuế chống bán phá giá mà DOC áp với tôm Việt Nam đối với 2 bị đơn bắt buộc lần lượt là 2,86% và 4,78%.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận sơ bộ mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ trong lần rà soát hành chính lần thứ 10 (POR10) đối với các lô hàng tôm xuất khẩu từ ngày 1/2/2014 đến 31/1/2015.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá mà DOC áp với tôm Việt Nam đối với 2 bị đơn bắt buộc lần lượt là 2,86% và 4,78%. Mức thuế sơ bộ cho các bị đơn tự nguyện là 3,56%, cao gấp gần 4 lần so mức thuế chính thức của POR9 (0,91%). Các doanh nghiệp còn lại vẫn phải chịu mức thuế suất toàn quốc là 25,76%.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, mức thuế chống bán phá giá mà DOC công bố tăng mạnh so với lần xem xét trước gây bất lợi cho xuất khẩu tôm của Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh Thái Lan, đối thủ xuất khẩu chính của tôm Việt Nam vào Mỹ, chỉ có mức thuế là 1,35%.

Tuy nhiên, theo VASEP, đây mới chỉ là kết quả sơ bộ, kết quả chính thức sẽ được công bố sớm nhất là vào đầu tháng 7/2016.

Bên cạnh phán quyết của DOC, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) cũng đang rà soát lần thứ hai (cứ 5 năm một lần) đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm tôm của Việt Nam.

Mục đích của đợt rà soát này là nhằm xác định xem liệu việc hủy bỏ lệnh áp thuế nêu trên có gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ hay không.

VGP, 15/03/2016
Đăng ngày 16/03/2016
Vũ Trọng
Kinh tế
Bình luận
avatar

Xuất khẩu tôm Ecuador có xu hướng "hạ nhiệt"

Xuất khẩu tôm của Ecuador luôn được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này, khi đất nước trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 16/09/2024

Khám phá các quốc gia nhập khẩu tôm Indonesia nhiều nhất

Tôm từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Indonesia, giúp quốc gia này khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi tôm cùng hệ thống công nghệ hiện đại, tôm Indonesia đang ngày càng chiếm lĩnh thị phần lớn tại nhiều quốc gia.

Tôm thẻ
• 09:00 15/09/2024

Bất lợi doanh nghiệp: Chi phí vận chuyển tăng - Nhu cầu giảm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn. Theo báo cáo tài chính quý II, dù doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận lại không đạt kỳ vọng.

Tàu vận chuyển
• 11:27 13/09/2024

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm Ecuador

Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới – đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Ecuador.

Tôm thẻ
• 09:51 11/09/2024

Cuộc thi ảnh video 2024: “Tép ơi! Chụp nào”

“Tép ơi! Chụp nào” là cuộc thi ảnh và video về những khoảnh khắc ấn tượng trong ngành thủy sản do Tép Bạc tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người, nghề nghiệp và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của ngành thủy sản.

Mini game
• 02:10 17/09/2024

Thái Lan: Cuộc chiến với cá rô phi cằm đen xâm lấn

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, Thái Lan đã chính thức khởi động chiến dịch diệt trừ cá rô phi cằm đen, một loài cá ngoại lai xâm hại được cho là gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế thủy sản của quốc gia này.

Cá rô phi
• 02:10 17/09/2024

Khẩn trương phục hồi thủy sản nuôi lồng bè sau mưa, bão

Bão số 3 đã khiến hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nề.

Nuôi lồng bè
• 02:10 17/09/2024

Nuôi trồng thủy sản khắc phục sau bão Yagi

Sau trận bão số 3 vừa qua, các hộ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển phía Bắc đã phải chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những người nuôi lồng bè trên biển. Do đó, vấn đề khắc phục của ngành thủy sản sau thiên tai được cho là quan trọng nhất. Nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tái sản xuất bền vững.

Bão Lagi tàn phá
• 02:10 17/09/2024

Xuất khẩu tôm Ecuador có xu hướng "hạ nhiệt"

Xuất khẩu tôm của Ecuador luôn được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này, khi đất nước trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:10 17/09/2024
Some text some message..