Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh, chạm mốc 1,5 tỉ USD

Trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản chạm mốc 1,5 tỉ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chế biến cá tra
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng mạnh trong 2 tháng đầu năm. Ảnh: T.Công

Trong tháng 1, xuất khẩu thủy sản tăng 44% đạt 872 triệu USD, tháng 2 tiếp tục đà tăng với con số 62% ước đạt 635 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021.Trong đó, 2 thị trường phục hồi mạnh mẽ nhất là Mỹ và Trung Quốc. 

Tại Mỹ, người tiêu dùng yêu thích thủy sản đông lạnh, tiếp theo là thực phẩm tiện dụng, đồ chế biến sẵn, ăn liền và đồ bảo quản lâu. Trong tháng 2, Mỹ tiếp tục tăng mạnh nhập khẩu thủy sản Việt Nam, tăng 85% với 146 triệu USD. Tính chung 2 tháng đạt 346 triệu USD, tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường Trung Quốc cũng phục hồi tích cực dù vẫn khắt khe trong quy định kiểm dịch để phòng bệnh Covid-19. Tính chung 2 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 168 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp Việt Nam đang kiểm soát chặt vệ sinh khử khuẩn để giảm thiểu các lô hàng có thể bị cảnh báo chỉ tiêu liên quan.

Các thị trường truyền thống khác đều tăng mạnh như Hàn Quốc tăng 48%, sang Canada tăng 55%, sang Úc tăng 64%, Đức tăng 140%... Một trong những thị trường quan trọng tăng trưởng thấp là Nhật, lũy kế 2 tháng đạt 209 triệu USD, tăng 15%.

Về mặt hàng xuất khẩu thì tôm và cá tra có sức tăng mạnh nhất trong tháng 2 khi tăng trưởng 3 con số. Luỹ kế 2 tháng, cá tra đạt doanh số 384 triệu USD, tăng 93%, còn tôm 550 triệu USD, tăng 46%.

Với các mặt hàng hải sản, 2 tháng đầu năm xuất khẩu 156 triệu USD, tăng 83%, còn mực, bạch tuộc đạt 97 triệu USD, tăng 45%.

Theo VASEP, nhu cầu tiêu thụ thuỷ hải sản trên thị trường thế giới tăng cao. Tuy nhiên, căng thẳng Nga - Ukraine đang tác động tiêu cực đến việc xuất khẩu, đẩy chi phí giá thành tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty thủy sản. Theo đó, các hoạt động khai thác sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn so với thủy sản nuôi trồng.

Đăng ngày 08/03/2022
Hoài An @hoai-an
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Nuôi tôm mô hình "Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro"

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro từ con tôm
• 10:21 04/12/2023

Quản lý chi phí trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sản xuất

Trong giai đoạn hiện nay, người nuôi tôm phải đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng cao, có nguy cơ trở thành một ngành kinh doanh thua lỗ. Một trong số đó là giá tôm quá thấp nên họ không có lãi.

Tôm thẻ đẹp
• 11:00 24/11/2023

Thủy sản Việt Nam "lơ là" với thị trường nội địa

Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Cũng chính vì điều đó, mà chúng ta lại nhập khẩu sản phẩm tinh và xuất khẩu sản phẩm thô. Có phải thủy sản Việt Nam đang “lơ là” với thị phần trong nước.

Buôn bán hải sản
• 10:17 23/11/2023

Giá cá tra giống Việt Nam tăng trong tháng 10

Theo số liệu từ VASEP, xuất khẩu cá tra trong tháng 10 đạt được 189 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản Việt Nam, sau nhiều tháng sụt giảm.

Xuất khẩu cá tra
• 10:50 22/11/2023

Dầu đinh hương chống lại nhiễm trùng ở cá rô phi

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vai trò hữu ích của dầu đinh hương được sử dụng như chất kích thích miễn dịch cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Dầu đinh hương
• 05:01 07/12/2023

Liều lượng thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo bao nhiêu là thích hợp cho ấu trùng tôm sú?

Tôm giống đóng vai trò then chốt cho sự thành công của một vụ nuôi. Và một trong những yếu tố quyết định chất lượng tôm giống chính là chất lượng và liều lượng thức ăn.

Tôm sú giống
• 05:01 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 05:01 07/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 05:01 07/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 05:01 07/12/2023