Kỳ công với thú chơi "ốc mượn hồn"

Thời gian gần đây, người Hà thành đang rộ lên thú chơi kỳ lạ, đó là thú nuôi "ốc mượn hồn". "Ốc mượn hồn" thực chất là một loại tôm (hoặc cua) có thân hình mềm yếu, dễ bị tổn thương nên chúng phải tìm một vỏ ốc để bảo vệ. Để có thể nuôi được loại "ốc" này, người chơi phải mất rất nhiều công sức tìm hiểu và chăm sóc.

ốc mượn hồn
Giới trẻ cuốn hút với thú chơi "ốc mượn hồn"

Cuộc chiến vỏ ốc

Bạn Nguyễn Tài Nam - một "tín đồ" của ốc mượn hồn ở Hà thành, cho biết: "Thay vì nuôi chó cảnh, mèo cảnh, em lại đang mê mẩn nuôi ốc mượn hồn. Đây là một loại ốc nghệ thuật độc đáo, không phải ai cũng nuôi được. Cái thú của nuôi ốc mượn hồn chính là vẻ đẹp hút hồn cũng như "tập quán" kỳ lạ của chúng. Dân chơi ốc quan niệm rằng, nuôi ốc mượn hồn để rèn luyện bản tính tỷ mẩn và tạo cho mình có một không gian thể hiện óc nghệ thuật".

Nam dẫn chúng tôi đến một cửa hàng bán sinh vật cảnh trên phố Đông Các, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Cửa hàng này bày bán các loại chim cảnh, cá cảnh... Nhưng độc đáo nhất đó là những bể kính được trang trí bằng nghệ thuật sắp đặt với những viên đá, rong rêu và hòn non bộ. Đó là bể nuôi ốc mượn hồn độc đáo với đủ các màu xanh, trắng.

Giá của loại ốc này trước đây rất rẻ. Khoảng 3 năm về trước, một con ốc mượn hồn có giá khoảng 3 ngàn đồng, con to nhất cũng chỉ khoảng 8 - 9 ngàn đồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi giới trẻ đổ xô vào chơi loại động vật này, khiến giá của nó được đẩy lên rất cao. Một con ôc nhỏ được bán với giá 40 ngàn đồng. Con dài khoảng 5cm được bán với giá 45 ngàn đồng. Thậm chí ốc to, khỏe, màu sắc bắt mắt có thể bán hơn 100 ngàn đồng/ con.

Nguyễn Tài Nam cho biết: Ốc mượn hồn còn có những tên gọi khác thường như: "Cua ẩn sĩ", "ốc phù thủy". Động vật này có bụng mềm không đối xứng, đó là một loại tôm hoặc cua với những cái chân và càng dài lêu nghêu. Đặc biệt, bụng của loại tôm này rất dễ bị tổn thương nên chúng phải tìm một cái vỏ bọc để bảo vệ. "Tấm áo giáp" ấy có thể là lớp vỏ sò rỗng, mảnh gỗ, đá có lỗ rỗng nhưng loại ưa thích nhất của chúng là vỏ ốc biển. Cơ thể của chúng có thể rút thò ra thụt vào trông rất ngộ nghĩnh.

Ốc mượn hồn không thể tự tạo được vỏ, vì vậy mà nó thường xuyên phải thay tấm áo giáp. Quá trình tìm và thay "áo giáp" của loài vật này thực sự là một cuộc chiến gay go, khốc liệt. Khi kích cỡ cơ thể của nó lớn dần thì nó sẽ phải tìm một vỏ lớn hơn và bỏ cái vỏ cũ. Những con ốc mượn hồn thường sử dụng "chuỗi vị trí tuyển dụng" để tìm vỏ mới. Chúng thường kéo theo cả đội đi kiếm ăn, khi gặp một con khác có cái vỏ tốt hơn thì cả bọn sẽ nhào vào giành "nhà". "Tập đoàn" ốc mượn hồn sẽ quây lại để đuổi con ốc chạy khỏi vỏ. Khi con ốc bỏ đi thì một con ốc trong đoàn sẽ được sở hữu chiếc vỏ đó và nhường lại cái vỏ của mình cho con nhỏ hơn trong đoàn. Ốc mượn hồn là một loại khôn ngoan, nếu bắt gặp vài cái vỏ, chúng sẽ thử từng cái một, cái nào đẹp nhất nó mới chịu ở lại.

Nghề chơi lắm công phu

Thú chơi ốc mượn hồn với những "tập quán" kỳ lạ của nó thực sự đã trở thành một lực hút khó cưỡng với những ai ưa thích sự mới mẻ và độc đáo. Tuy nhiên, nó cũng không hề dễ chơi và dễ nuôi. Loại ốc này có sức sống mãnh liệt ở ngoài tự nhiên, nhưng lại rất dễ chết khi sống trong môi trường nuôi nhốt.

Chúng tôi tìm hiểu tại một số nơi nuôi và kinh doanh sinh vật cảnh mới thấu hiểu được việc nuôi ốc mượn hồn khó khăn thế nào. Anh Lê Mạnh Tùng - chủ cửa hàng sinh vật cảnh nức tiếng tại quận Hai Bà Trưng cho hay: "Người nuôi ốc mượn hồn phải nắm được các đặc tính để tạo ra một không gian sống lý tưởng cho chúng. Chỗ nuôi ốc là một lồng kính hoặc một hộp nhựa. Bể nuôi trải lớp cát cao gấp đôi vỏ ốc đang mang. Cát để nuôi ốc không nên dùng loại bán ngoài tiệm hay cát biển mà chỉ dùng cát xây dựng. Trong bể để một chậu (loại chuyên để trồng hoa lan), sau đó cắm thêm vài cây gỗ để ốc có thêm không gian sống. Ốc có nguồn gốc từ biển hay cửa biển, chính vì vậy, môi trường sống của chúng không thể thiếu được vị mặn. Ốc cần muối để cân bằng mật độ các chất trong cơ thể, thiếu muối chúng sẽ lờ đờ, chậm chạp, suốt ngày chẳng chui ra khỏi vỏ. Đặc biệt, ốc cần muối để lột xác và thoát ra khỏi cái vỏ cũ để đi tìm một cái vỏ mới. Người ta thường dẫn nước thủy triều hay pha muối với tỷ lệ 23/1.000 để tạo ra môi trường thuận lợi cho ốc sống. Bể nuôi ốc phải để nơi thoáng mát, không bị nắng rọi trực tiếp.

Đối với việc nuôi ốc mượn hồn trên môi trường cạn thì đòi hỏi nhiều yếu tố hơn. Người ta thường cho thêm một máng nước muối để chúng ngâm mình, có thể rắc muối trắng vào nền bể vào ban đêm, mỗi tháng một lần. Không được để cát quá khô, độ ẩm phải cao để ốc đủ điều kiện trao đổi chất. Cách tốt nhất để tạo ra môi trường sống lý tưởng cho ốc mượn hồn có thể sống trên cạn chính là phải dùng bình phun sương phun nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho nền bể.

Ốc mượn hồn là một loại động vật ăn tạp. Đặc tính của loài ốc này là ăn đêm. Ban ngày chúng núp hết vào vỏ ngủ, vì vậy, khoảng 20h hàng ngày mới bắt đầu cho ăn. Thức ăn của ốc mượn hồn là trái cây chín ngọt, cơm, cá, thịt luộc. Mỗi ngày có thể cung cấp thêm vài lá rau má, khoai lang, lát chuối, xoài, đu đủ. Ngoài ra, cần cung cấp thêm bột canxi bằng cách thả vào chỗ nuôi vài miếng mai mực để ốc ăn dần.

Bể nuôi ốc mượn hồn được thiết kế rất sinh động, bắt mắt. Người ta có thể đặt những hòn non bộ, những sinh vật dưới nước để làm vật trang trí, có người còn thiết kế sao cho bể ốc giống một thủy cung huyền ảo. Bể nuôi ốc mượn hồn thể hiện con mắt thẩm mỹ cũng như độ chịu chơi của người sưu tầm. Một con ốc có thể có giá tiền trăm, nhưng bể của chúng có thể lên đến vài chục triệu, tùy theo giá trị thẩm mỹ của bể.

Báo Người lao động, 14/10/2013
Đăng ngày 15/10/2013
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 12:18 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 12:18 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 12:18 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 12:18 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 12:18 22/11/2024
Some text some message..