Người dân miền Tây "đua" nuôi cá không cần cho ăn

Nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa lũ, không cần cho ăn mà cá vẫn lớn nhanh là mô hình đang được nông dân Cần Thơ áp dụng rộng rãi vì đem lại thu nhập cả chục triệu đồng mỗi vụ.

Nuôi cá ruộng lúa
Mô hình nuôi cá ruộng đang phát triển mạnh trong mùa lũ ở huyện Thới Lai và Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ). Ảnh: Ngọc Trinh.

Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản Cần Thơ, cho biết, phong trào nuôi cá ruộng kết hợp trong mùa lũ đang phát triển mạnh tại các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền. Các loại cá nuôi là chép, rô phi, mè hoa, mè vinh... theo tỷ lệ 2 lúa, 1 cá hoặc 3 lúa, 1 cá.

Với cách nuôi này, người dân chỉ cần bỏ vốn mua con giống. Còn chi phí thức ăn, công chăm sóc không nhiều mà hiệu quả vẫn cao, giúp làm giàu, lại diệt được mầm bệnh. Theo mô hình nói trên, thức ăn của cá chính là rơm rạ sẵn có trong ruộng. Chỉ 3 - 4 tháng, cá đã cho thu hoạch với năng suất trung bình 900 kg - 1,2 tấn/ha. Trừ các khoản chi phí, người nuôi cũng thu lãi lãi từ 8 đến 10 triệu đồng/ha/vụ. Theo ông Hải, nuôi cá ruộng sau thu hoạch xong, cá để lại một lớp phân hữu cơ giàu dinh dưỡng giúp cho vụ lúa kế tiếp giảm được chi phí về tiền phân bón và sâu bệnh, đem lại năng suất cao cho nông dân.

Tại huyện Cờ Đỏ, ông Lâm Minh Trí, Phó phòng NN&PTNT huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ, cho biết, 5 năm nay mô hình nuôi cá ruộng tăng dần diện tích do đem lại lợi nhuận không thua gì trồng lúa. Đặc biệt, vào mùa lũ 2014, diện tích mặt ruộng thả nuôi đã đạt gần 5.000 ha. Ông Trí cho biết, cái lợi của mô hình này là chỉ cần đầu tư con giống ban đầu, về sau không phải tốn nhiều công chăm sóc hay tiền thức ăn mà cá vẫn lớn. Đa phần nông dân ở đây nuôi cá ruộng khi hết vụ hè thu (tận dụng gốc rạ để thả cá) hoặc sau 3 vụ lúa (tận dụng lúa chét và mùa nước thả cá vào ruộng).

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá khi nuôi kiểu "không cần cho ăn" cũng không khó. Người dân ngâm bao cá giống trong mương khoảng 10 - 15 phút, sau đó thả để cá bơi từ mương vào ruộng. Thời điểm thả là sáng sớm hoặc chiều mát. Mật độ thả ban đầu là 1 - 2 con/m2. Thời gian đầu, khi cá còn ở dưới mương, nên cho cá ăn bổ sung thức ăn để cá quen dần môi trường tự kiếm mồi. Mỗi ngày người nuôi cần cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng 2 - 5% trọng lượng cá. Công thức áp dụng có thể là cám gạo 60% + bột bắp 20% + bột cá 20% hoặc cám gạo 40% + bột bắp 20% + khô dầu 40%.

Khi mực nước nâng dần, cá lên ruộng sử dụng thức ăn chủ yếu từ ruộng lúa. Với ruộng lúa cấy là 10 - 15 ngày, ruộng lúa sạ 20 - 30 ngày, người nuôi có thể cho cá lên mặt ruộng. Hàng ngày, người nuôi cần kiểm tra bờ, cống để kịp thời khắc phục thất thoát nước. "Nên kiểm tra ruộng cá lúc 5 - 6h, nếu thấy cá nổi đầu do thiếu ôxy thì kịp thời cấp thêm nước. Trường hợp cần thiết phải sử dụng nông dược cho ruộng lúa thì phải tháo nước trên ruộng lúa để cá xuống mương. Sau 7 ngày sử dụng thuốc, mới cấp nước vào ruộng lúa để tránh ngộ độc” ông Trí nói.

thu hoach ca ruongNông dân thu hoạch cá ruộng sau 3 - 4 tháng nuôi. Ảnh: Ngọc Trinh.

Tại huyện Cờ Đỏ, các xã nổi tiếng với mô hình nuôi cá không cần cho ăn là Thới Hưng, Đông Thắng, Đông Hiệp. Riêng xã Thới Hưng có 1.500 hộ nuôi, chiếm 3.300 ha mặt nước. Anh Trần Văn Oanh, ấp 1, xã Thới Hưng cho biết, sau khi làm xong 3 vụ lúa trên 9 công ruộng, anh  tiếp tục thả cá nuôi nhằm tận dụng nguồn nước. Đến nay, lũ về hơn 1 tháng và đàn cá trên ruộng đang phát triển tốt. Ước tính vụ cá ruộng hằng năm, lợi nhuận cũng đạt 9 - 10 triệu đồng. Anh cho biết, ưu điểm chính của mô hình nuôi cá ruộng là nước phải sạch, người nuôi không sử dụng thuốc trừ sâu rầy cũng như các loại hoá chất khác bừa bãi khi làm lúa.

3 năm nay, gia đình anh Oanh đều thả cá nuôi trong ruộng lúa vào mùa lũ. Để tránh hao hụt, anh mua lưới bao xung quanh. Anh Oanh khoe: "Năm nay tôi thả trên 40kg cá giống như mè, chép, rô phi. Nhìn chung cá phát triển mạnh, dễ nuôi, không tốn thức ăn". Để kiếm thêm thức ăn cho cá, hàng đêm, anh đốt 2 - 3 bóng đèn để dụ các loại côn trùng. Theo anh Oanh, nuôi cá mùa này, ngoài việc kiếm thêm thu nhập, còn nhờ cá diệt được mầm mống sâu bệnh và để lại phân, phù sa trên đồng có lợi cho vụ sau.

nuoi ca chep
Nuôi cá ruộng theo hình thức cá sống tự nhiên, tìm mồi chính là các rong rêu và rễ gốc rạ ăn nên cá phát triển nhanh so với cách nuôi truyền thống bằng thức ăn công nghiệp. Ảnh: Ngọc Trinh.

Còn hộ anh Ngô Văn Khéo, ở xã Đông Hiệp, thả 50kg cá giống trong 1 ha đất trồng lúa đã thu hoạch rồi, cho biết:  “Khoảng 4 đến 5 ngày tôi mới cho cá ăn 1 lần, còn chủ yếu nguồn thức ăn là tận dụng tự nhiên từ nguồn sâu rầy, rong tảo, bèo nổi trên mặt ao. Mặt khác, ruộng lúa của tôi ít sử dụng phân thuốc hoá học, nên cá lớn đồng đều, mà lúa cũng phát triển tốt". Còn hơn 1 tuần, anh Khéo sẽ thu hoạch lúa, sau đó là thu cá. Với giá bán ước tính 15.000 đến 17.000 đồng/kg, sản lượng cá gia đình anh thu được khoảng 1,2 tấn, cho vài chục triệu đồng.

Mùa này, tại Cần Thơ, tình hình nuôi cá ruộng diễn ra khá sôi động. Trên đường Thới Lai đến Cờ Đỏ, hai bên ruộng lúa đều cắm bảng báo “ao cá nuôi”, “vuông nuôi cá”. Còn tại chợ nông sản, nông trường Sông Hậu, cứ vào chiều là các ghe cá đậu tấp nập dưới kênh chờ cân cá cho chủ thu mua, chuyển lên xe tải được đỗ dài theo hai bên biên lộ.  Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa góp phần thay đổi tập quán người dân chỉ biết độc canh cây lúa. Không chỉ hạn chế được dịch bệnh trên lúa, mô hình nuôi cá còn nhắc nhở nông dân hạn chế dùng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nuôi cá trong ruộng lúa sẽ làm đất luôn tơi xốp. Lượng phân cá thải trên ruộng lúa làm giảm chi phí phân bón và góp phần làm tăng năng suất lúa trong vụ nuôi.

Kinh nghiệm của nhiều nông dân miền Tây là ruộng nào có nuôi cá mùa nước, vụ sau giảm được lượng phân bón đáng kể từ 20 đến 30%. Tuy mô hình đơn giản dễ thực hiện, nhưng người nuôi phải chăm chỉ thường xuyên kiểm tra cống, bọng, lưới bao xung quanh ruộng để hạn chế sinh vật ăn cá vào ruộng đồng thời, đảm bảo cho cá không thất thoát ra ngoài trong suốt quá trình nuôi.

Zing.vn
Đăng ngày 28/10/2016
Ngọc Trinh
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 12:06 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 12:06 13/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:06 13/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 12:06 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 12:06 13/11/2024
Some text some message..