Bệnh Amyloodiniosis trên cá biển
Amyloodinium ocellatum
Gầy đây, các loài ký sinh trùng nước mặn đang nổi lên với nhiều tác nhân gây thiệt hại to lớn trong một thời gian ngắn. Bệnh Amyloodiniosis không gây thiệt hại lớn cho cá hoang dã nhưng lại gây thiệt hại lớn cho cá trong điều kiện nuôi nhốt bởi vì tốc độ lây lan nhanh và tỉ lệ chết cao.
Nghiên cứu sơ bộ này cho thấy bệnh do Amyloodiniosis ảnh hưởng đến một số con đường chức năng bên trong cơ thể cá, gây ra những thay đổi trong protease huyết tương của cá tráp S. aurata và hệ thống miễn dịch bẩm sinh không được kích hoạt khi có ký sinh trùng gây hại.
Nguyên nhân
Loài Amyloodinium ocellatum là một loài ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể của gần như tất cả các loài cá, giáp xác và hai mảnh vỏ sống trong môi trường nước mặn và nước lợ.
Vòng đời của ký sinh trùng Amyloodinium ocellatum.
Loài cảm nhiễm: Họ cá vược trong đó có cá vược châu âu Dicentrarchus labrax và cá chẽm Lates calcarifer, cá chim vây vàng (Trachinotus sp.), Cá cam sọc (Seriola dumerili) , cá tráp đầu vàng (Sparus aurata) và cá hề (Amphiprion sp.). Ngay cả cá rô phi nuôi trong điều kiện nước lợ cũng dễ bị cảm nhiễm.
Triệu chứng
Hình ảnh ký sinh trùng trên mang cá hồng vĩ. Ảnh Thefishsite
Triệu chứng bệnh Amyloodiniosis trên cá không dễ chuẩn đoán bằng mắt thường bởi vì cá ít có dầu hiệu nhiễm trùng bên ngoài khi ở giai đoạn nhẹ.
Có thể phát hiện mần bệnh bằng việc quan sát trên kính hiển vi hoặc chạy PCR
Khi nhiễm nặng phần lớn cá chết thường do thiếu máu, gia tăng dịch nhờn, viêm, xuất huyết và hoại tử rất nặng nề; hoặc với sự suy giảm hệ thống miễn dịch và nhiễm khuẩn thứ phát do tổn thương biểu mô nghiêm trọng từ quá trình sự xâm nhiễm của ký sinh trùng Amyloodinium ocellatum.
Ký sinh trùng này có thể được tìm thấy trên da và vây của cá chủ. Bệnh gây tàn phá và tử vong lớn trên cá vì sinh vật này có thể tái sinh sản nhanh chóng khi cá đông đúc, đặc biệt là trong các hệ thống khép kín.
Phân bố
Ký sinh trùng này có một vùng phân bố khá rộng, làm chết cá trong môi trường nhiệt đới và ôn đới. Ký sinh trùng không thể sinh sản dưới 15 ° C (Paperna, 1984a). Ký sinh trùng này đã được báo cáo ký sinh trên hàng loạt các loài cá biển và cửa sông. Đây là một trong số rất ít sinh vật có thể gây nhiễm cả tế bào thần kinh và tế bào bạch cầu (Alvarez-Pellitero, 2008). Điều này là một mối lo ngại lớn đối với các đối tượng nuôi nước mặn nói chung do bản chất nguy hiểm của chúng.
Phòng trị
Các kinh nghiệm sản xuất cho thấy khi nhiệt độ môi trường xuống thấp sẽ là điều kiện thuận lợi để các loài ký sinh trùng bùng phát mạnh mẽ và tấn công đối tượng nuôi. Cần phải định kỳ diệt nội và ngoại ký sinh để đảm bảo vòng đời của chúng bị cắt đứt nhanh chóng, đồng thời bỏ sung các chế phẩm sinh học giúp cơ thể cá chống chọi tốt với các biến động của môi trường.
Diệt ngoại ký sinh cho cá có thể dùng Iodine, BKC, formalin, KMnO4
Sulfat đồng lần đầu tiên được báo cáo là một điều trị cho A. ocellatum bởi Dempster (1955). Với nồng độ điều trị 0,15 đến 0,2 mg / L.
Việc sát trùng nguồn nước với nước tia cực tím (UV) hoặc ozone có thể giết chết ký sinh trùng và có thể đặc biệt hữu ích trong các hệ thống nuôi cá tuần hoàn. Phương pháp được sử dụng thường xuyên trong nuôi trồng thủy sản thương mại và hồ cá công cộng.
Tài liệu tham khảo
1. reefs.com
2. onlinelibrary.wiley
3. The fish site