10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất

10 doanh nghiệp này đã góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu 2,237 tỷ USD trong năm 2012. Tuy không đạt mục tiêu 2,4 tỷ USD, nhưng đây là nỗ lực rất lớn của các công ty chế biến và xuất khẩu tôm.

Ảnh: An Đăng
Ảnh: An Đăng

1. Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp)

Nhiều năm liền Minh Phu Seafood Corp luôn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước. Hoạt động kinh doanh của Công ty luôn hiệu quả. Năm 2011, Minh Phu Seafood Corp đã sản xuất được 30,5 nghìn tấn tôm thành phẩm, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 335 triệu USD, chiếm 15,56% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 11 tháng năm 2012, xuất khẩu tôm của Minh Phu Seafood Corp đạt 327.423.243 USD.

2. Công ty TNHH Kinh doanh chế biến thủy sản và XNK Quốc Việt (Quoc Viet Co.,Ltd)

Không ngừng nỗ lực vì sự phát triển chung của ngành thủy sản, Quốc Việt luôn đạt giá trị xuất khẩu cao và là một trong những nhà xuất khẩu thủy sản tiềm năng, hứa hẹn nhiều triển vọng của nước ta. 100.968.024 USD là giá trị xuất khẩu 11 tháng năm 2012 của Quốc Việt, giúp doanh nghiệp này đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng.

3. Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex)

Stapimex luôn là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm. Sản phẩm tôm của Stapimex có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Anh, Thụy Điển... 11 tháng năm 2012, Stapimex đạt giá trị xuất khẩu 99.520.892 USD.

4. Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau (Cases)

Công suất khoảng 4.000 - 5.000 tấn tôm/năm, Cases sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tôm bao gồm: tôm sú, thẻ, PD, PUD, PDTO, HOSO, EZP NOBASHI đông block, IQF... Bên cạnh đó, Cases còn sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng khác như mực ống, bạch tuộc, mực nang... 11 tháng năm 2012, Cases xuất khẩu đạt 74.892.186 USD.

5. Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN)

Hoạt động năm 1996, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) chuyên chế biến tôm đông lạnh với giá trị xuất khẩu thủy sản cao, nhiều lần góp mặt trong vị trí các doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu. 11 tháng năm 2012, giá trị xuất khẩu của Fimex VN đạt 66.051.393 USD.

6. Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông (YUEH CHYANG Co.)

Được thành lập vào năm 2001, YUEH CHYANG Co. kinh doanh trong lĩnh vực chế biến đóng gói, thương mại và xuất khẩu những sản phẩm thủy sản đông lạnh. YUEH CHYANG Co. có nhà máy chế biến được trang bị dây chuyền, thiết bị hiện đại, tổng công suất lên đến 9.000 tấn/năm. 11 tháng năm 2012, YUEH CHYANG Co. đạt giá trị xuất khẩu 63.654.788 USD.

7. Công ty CP Chế biến Thủy sản Út Xi (Utxi Co.)

Là một trong những doanh nghiệp mạnh về xuất khẩu thủy sản, Utxi Co. luôn có mặt trong top các doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu tôm. Các thị trường chính của Công ty bao gồm: Nhật Bản, EU, Australia, Mỹ.... 11 tháng năm 2012, giá trị xuất khẩu tôm của Công ty đạt 61.957.820 USD.

8. Công ty CP Thủy sản Minh Hải (Sea Minh Hai)

Công ty CP Thủy sản Minh Hải (Sea Minh Hai hay Seaprodex Minh Hai) từ lâu đã là nhà cung cấp thủy sản cho 2 thị trường chính là Mỹ và Nhật Bản. Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2011 của Sea Minh Hải đạt 52.280.000 USD. Những năm gần đây, Công ty đã mở rộng tại các thị trường khác như EU, Nga, Úc... 11 tháng năm 2012, Sea Minh Hai đạt 56.714.524 USD giá trị xuất khẩu tôm.

9. Công ty CP Hải Việt (Havico)

Nhờ quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, HACCP CODEX, ISO 14001, BRC, SA 8000 và ISO/IEC 17025, sản phẩm của Havico luôn đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đề ra. Năm 2011, với các thị trường chính: Nhật, Hồng Kông, Mỹ... giá trị xuất khẩu thủy sản của Havico đạt 47.670.000 USD. 11 tháng năm 2012, giá trị xuất khẩu của Havico đạt 56.116.880 USD.

10. Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Thuan Phuoc Corp)

Góp mặt trong top đầu các doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải kể đến Thuan Phuoc Corp với giá trị xuất khẩu 11 tháng năm 2012 là 52.138.559 USD. Như vậy, Thuan Phuoc Corp đã vượt qua nhiều doanh nghiệp khác vươn lên trong bảng xếp hạng top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất nước ta.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 01/02/2013
Vũ Mưa
Doanh nghiệp

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 12:00 03/12/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 15:18 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:18 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 15:18 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 15:18 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 15:18 04/12/2024
Some text some message..