100 tỉ đồng phục hồi sản xuất miền Trung

Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phục hồi sản xuất sau mưa lũ tại miền Trung.

mưa lũ miền trung
Ông Phước Đoài (thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, QuảngBình) buồn bã nhìn số thóc mới thu hoạch đã ẩm mốc vì lũ. Ảnh: Bùi Toàn

Theo thống kê từ các cơ quan chức năng, chỉ tính riêng từ ngày 6 đến 25-10 đã có 1.400 ha lúa, gần 8.000 ha hoa màu bị ngập, hư hại do mưa lũ; hơn 7.100 gia súc, hơn 920.000 gia cầm bị chết, bị lũ cuốn trôi.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nhận định số gia cầm, gia súc bị thiệt hại ở các tỉnh miền Trung so với tổng đàn cả nước không quá nhiều nhưng cũng sẽ ảnh hưởng phần nào vì phải mất vài tháng mới có thể khôi phục lại. Trong đó, đáng chú ý là nguồn cung thịt heo đang trên đà hồi phục sau thiệt hại từ dịch tả heo châu Phi, nay lại bị thiệt hại do mưa lũ.

“Việc khôi phục cũng không thể thực hiện được ngay vì còn liên quan đến giống, chuồng trại, công tác an toàn dịch bệnh... Khả năng phải sang năm mới có sản phẩm” - ông Trọng nhấn mạnh.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ, các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống bắp, 44,2 tấn hạt rau giống; cùng với đó là 560.000 liều vaccine, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng. 

Về rau xanh, nhiều hecta đã bị thiệt hại do mưa lũ dẫn đến nguồn cung bị ảnh hưởng khiến giá biến động mạnh. Đơn cử như ngày 3-11, tại thị trường Quảng Nam do thiếu hụt nguồn cung nên các mặt hàng rau xanh tăng giá 5%-15% so với ngày thường. Mặt hàng cá biển khan hiếm nên cá, tôm, cua sông tăng giá từ 10% đến 15% so với bình thường.

Nhiều người dân nuôi cá lồng bè tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Định... cũng trắng tay sau mưa, lũ, bão. “So với các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, việc khôi phục sản xuất thủy sản sau thiên tai sẽ diễn ra chậm hơn do liên quan đến chất lượng nước. Do đó, phải đợi đến khi môi trường ổn định mới khôi phục được” - ông Trần Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết hiện nay bộ đang tích cực vận động, huy động các nguồn hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thuốc, thức ăn chăn nuôi... cho người dân các tỉnh miền Trung.

Cụ thể, về giống cây trồng cho vụ đông xuân, Bộ NN&PTNT đã ký xuất từ nguồn dự trữ. Về chăn nuôi, ngoài xuất hóa chất để vệ sinh tiêu độc, tạo môi trường an toàn dịch bệnh cho phục hồi chăn nuôi thì bộ cũng huy động được hơn 1,1 triệu con giống gia cầm kèm thức ăn chăn nuôi, vaccine, thuốc thú y để tổ chức sản xuất cho bà con vùng lũ.

Về thủy sản, bộ này cũng đã huy động được giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc sát trùng. Tính đến ngày 27-10, Tổng cục Thủy sản cho biết đã có tám doanh nghiệp cam kết sẽ hỗ trợ 170 triệu con tôm giống.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đến nay nguồn hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị về giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc sát trùng... cho người dân miền Trung thông qua Bộ NN&PTNT đã đạt khoảng 100 tỉ đồng.

“Chăn nuôi gia cầm sẽ được chú trọng vì có chu kỳ sản xuất ngắn, từ nay đến tết Nguyên đán sẽ có sản phẩm. Như vậy, người dân có sinh kế và có kết quả tái sản xuất cho những chu kỳ sau” - ông Tiến nhấn mạnh.

Gạo, rau củ tăng giá do mưa lũ
Sở Công Thương TP.HCM vừa công bố báo cáo cho biết so với thời điểm tháng 6, hiện nay giá heo hơi đã giảm 20%. Nguyên nhân là Chính phủ cho phép nhập khẩu heo sống từ Thái Lan cũng như nguồn thịt heo nhập khẩu về Việt Nam ngày càng nhiều. Hiện nay giá heo hơi dao động ở mức 71.000-74.000 đồng/kg.
Do mưa lũ kéo dài nên giá nhiều loại rau, củ tăng phổ biến 12,5%-32,8%. Riêng mặt hàng khoai tây, cải bẹ xanh tăng 41%-50% trong khi mặt hàng cà chua, đậu Hòa Lan, bí đao, chanh giấy miền Tây, đậu cô ve giảm 6%-25% so với tháng trước.
Với mặt hàng gạo, mặc dù giá lúa, gạo trên thị trường tăng từ tháng 3 tới nay nhưng các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường vẫn giữ giá bán và mới điều chỉnh tăng 1.000-2.000 đồng/kg (13%-15%) kể từ ngày 12-9.
Báo Pháp Luật
Đăng ngày 09/11/2020
An Hiền
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 19:42 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 19:42 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 19:42 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 19:42 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 19:42 18/02/2025
Some text some message..