20 bước để có một trang trại đảm bảo an toàn sinh học

An toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản bao gồm biện pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến vật nuôi và hệ sinh thái.

20 bước để có một trang trại đảm bảo an toàn sinh học
20 bước để có một trang trại đảm bảo an toàn sinh học

Sau đây, bài viết sẽ liệt kê 20 bước để hướng tới một trang trại cá đảm bảo an toàn sinh học:

1. Cá giống được cung cấp bởi một trang trại cá uy tín có chứng nhận về miễn nhiễm đối với các bệnh ở cá .

2. Có nguồn cung cấp nước sạch và an toàn, hoặc có trang bị hệ thống tia UV hoặc Ozone để xử lý nước.

3. Mỗi cơ sở sản xuất nên có một nguồn cấp nước độc lập, nghĩa là tránh dùng chung nguồn nước với các bể hoặc ao nuôi khác.

4. Nhân viên làm việc trong trang trại phải được đào tạo về các phương pháp vệ sinh và xử lý cá khi bị nhiễm bệnh.

5. Khu vực sản xuất cá, chế biến cá, và khu vực dịch vụ tiêu khiển ( ví dụ như câu cá) phải được độc lập hoàn toàn và tách biệt nhau.

6. Hồ sơ sức khỏe và  phương pháp điều trị bệnh phải được lưu giữ để sẵn sàng cung cấp cho khách hàng khi cần.

7. Cá nhiễm bệnh nặng và các sắp chết phải được loại bỏ hằng ngày và được xử lý theo quy định của pháp luật.

8. Tất cả nguồn nước thải, máu, bao bì và chất thải hữu cơ tại các địa điểm giết mổ và chế biến phải đảm bảo một chu trình kín và không được phép tái nhập vào khu vực sản xuất.

9. Việc vận chuyển cá giữa các trang trại phải được thực hiện một cách cẩn thận.

10. Tránh cho cá bị căng thẳng quá mức do chất lượng nước quá thấp, mật độ thả quá cao hoặc do chất lượng thức ăn.

11. Việc kiểm tra sức khỏe cần được thực hiện theo định kỳ. Chương trình tiêm chủng cho cá và điều trị bệnh cần được thực hiện đúng chuẩn và đảm bảo an toàn.

12. Các biện phát kiểm soát và quản lý dịch bệnh phải được áp dụng để ngăn chặn bệnh lây lan bởi động vật săn mồi hay ký chủ trung gian.

13. Mỗi khu vực ao trong trang trại phải được cô lập và có nguồn cung cấp các thiết bị riêng biệt như lưới, xô….

14. Nếu trang trại bao gồm hai hay nhiều khu vực sản xuất khác nhau (ví dụ như khu vực sản xuất giống và khu vực nuôi trồng thương phẩm), mỗi khu vực cần có các trang thiết bị khử trùng riêng biệt và cần thiết lập hàng rào bảo vệ giữa các khu vực để phòng trường hợp lây nhiễm.

15. Khách tham quan cần được cung cấp đầy đủ quần áo bảo hộ chuyên dụng.

16. Để ngăn chặn sự lây lan bệnh trong trang trại, găng tay, giày và trang thiết bị phải được khử trùng trước khi di chuyển giữa bất kỳ các cơ sở nào trong trang trại.

17. Việc đi vào khu vực sản xuất cần được hạn chế, người không có nhiệm vụ không được phép đi vào khu vực sản xuất, vị trí bãi đỗ xe các khu vực sản xuất ở khoảng cách nhất định.

18. Tại bãi đỗ xe nên trang bị các thiết bị khử trùng như thuốc xịt, ủng, găng tay và thông báo yêu cầu tất cả khách tham quan phải làm vệ sinh và khử trùng xe trước khi đi vào khu vực sản xuất.

19. Hệ thống bể chứa và xe tải vận chuyển cá phải được làm sạch và khử trùng trước và sau mỗi lần giao hàng đến các trang trại.

20. Việc giao cá bằng xe tải phải xác định được vị trí giao duy nhất, tránh việc dừng lại ở nhiều nơi từ trang trại này đến trang trại kia.

Đăng ngày 12/04/2017
Theo CTV Cẩm Vũ
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 15:43 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 15:43 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 15:43 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 15:43 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 15:43 28/12/2024
Some text some message..