4 cách quản lý và chăm sóc cá rô phi hiệu quả nhất

Để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả cần có những phương thức quản lý triệt để các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

cá rô phi
Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả sẽ tạo ra đàn cá khỏe mạnh. Ảnh: cals.arizona

Ba yếu tố cấu thành nên bệnh ở động vật thủy sản. Bao gồm: Môi trường không đảm bảo (Environment); Vật nuôi bị stress dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu (susceptible host); Mầm bệnh có cơ hội phát triển và xâm nhiễm do điều kiện môi trường thuận lợi và vật nuôi bị suy yếu (pathogen). 

yếu tố gây bệnh
Nguồn: MPDI

Dưới đây là một đề xuất để quản lý và chăm sóc cá rô phi hiệu quả:

1. Cải tạo và theo dõi ao nuôi thường xuyên

Ở nước ta hiện nay, hai mô hình chính được áp dụng là nuôi ao đất và lồng bè. Cả hai mô hình đều có những ưu nhược điểm khác nhau; tuy nhiên, mô hình nuôi ao đất giảm thiểu được nhiều rủi ro từ môi trường và dễ dàng quản lý hơn. 

Công đoạn cải tạo ao rất quan trọng, để có được một vụ nuôi thành công, trước tiên người nuôi cần phải cải tạo ao một cách triệt để trước mỗi mùa vụ: Bón vôi định kỳ để ổn định pH, diệt tạp và các mầm bệnh trong ao; Thường xuyên theo dõi và đảm bảo các chỉ tiêu môi trường luôn ổn định để cá sinh trưởng tốt cũng như hạn chế sự phát triển của mầm bệnh; Sử dụng các chế phẩm sinh học định kỳ cũng là một biện pháp hiệu quả để duy trì chất lượng nước của ao nuôi. 

Nước trước khi được đưa vào nên được xử lý thông qua việc sử dụng các ao lắng, điều này giúp đảm bảo chất lượng nước và tránh những sinh vật không mong muốn xâm nhiễm vào ao nuôi.

Bên cạnh đó, người nuôi cần chú ý thường xuyên quan sát và theo dõi các biểu hiện của đàn cá. Việc này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như cá nổi đầu để có các những biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc áp dụng mô hình biofloc trong nuôi cá rô phi được chứng minh là phương pháp hiệu việc kiểm soát các yếu tố môi trường và gia tăng sản lượng. Thay vào đó chi phí vận hạnh sẽ tốn kém hơn so với cách nuôi truyền thống.

2. Lựa chọn con giống

Con giống chất lượng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Bên cạnh các tiêu chí như lựa chọn con giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, 

sạch bệnh, không bị xây sát hay dị tật dị hình thì việc lựa chọn giống cá rô phi đơn tính hay cá rô phi toàn đực (all-male tilapia) là lựa chọn hiệu quả để nâng cao năng suất. Vì cá đực lớn nhanh và ít bị hạn chế về kích cỡ hơn so với cá cái. Thời gian nuôi ngắn góp phần làm giảm nguy cơ tiềm ẩn xảy ra dịch bệnh.

cá rô phi giống
Cá rô phi toàn đực giúp tăng năng suất và giảm thời nuôi. Ảnh minh họa.

3. Nắm thông tin về các bệnh phổ biến

Bên cạnh đó, người nuôi nên cập nhật thông tin như tác nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường phát sinh bệnh, và phương pháp điều trị để sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. 

Hiện nay có 6 loại bệnh thường gặp trên cá rô phi, bao gồm: 1) bệnh viêm ruột, 2) bệnh phù mắt và xuất huyết, 3) bệnh trùng bánh xe, 4) bệnh trùng quả dưa, 5) bệnh sán lá đơn chủ và 6) bệnh rận cá. 

Trong số các bệnh thường gặp kể trên, bệnh phù mắt và xuất huyết do nhóm liên cầu khuần Stretococcus.sp là bệnh gây tỷ lệ chết cao, trung bình là 42,6% và có thể đến 100%. Những năm trở lại đây, bệnh TiLV (Tilapia lake virus - bệnh do vi rút có nhân ARN thuộc họ Orthomyxoviridae) nổi lên như một trong những loại bệnh nguy hiểm trên các loài cá rô phi với tỉ lệ chết lên đến 80% trong vòng 10 ngày. Hiện này trên thị trường đã có vaccine phòng 2 loại bệnh này và đây cũng được xem là giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ đàn cá. 

TiLV
Một số dấu hiệu trên cơ thể gồm: hiện tượng xung huyết, xuất huyết não; ăn mòn và lở loét từ dạng điểm đến mảng trên da; mang tái nhợt; mắt bị teo lại hoặc lồi ra, có hiện tượng đục thủy tinh thể; xoang bụng và hậu môn phình to; vẩy dựng lên, có thể bong tróc; đuôi bị ăn mòn... Ảnh: Dong & cs. 2017)

Bên cạnh việc đảm bảo môi trường luôn ổn định và sử dụng vaccine, người nuôi cần định kỳ kiểm tra cá trong ao tối thiểu một lần/tháng để nắm rõ tình trạng sức khỏe của chúng. Việc này được tiến hành bằng cách bắt từ 10 đến 30 con để xác định khối lượng trung bình, thể trạng và khối lượng cá có trong ao. 

4. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Nhu cầu protein để tăng trưởng ở cá rô phi phụ thuộc vào chất lượng,  nguồn protein trong khẩu phần và kích cỡ của cá. 

Mức protein trong thức ăn tối ưu trong giai đoạn giống là 35-40% và 28-30% đối với cá trưởng thành. Cá rô phi chưa trưởng thành thường ăn 3-4% trọng lượng cơ thể trong một ngày. Cá có trọng lượng 250-400 gam thì lượng thức ăn hàng ngày tốt nhất là bằng 1,5% trọng lượng cơ thể. Bên cạnh đó việc bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C và probiotics giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cá.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bà con nông dân chăm sóc và quản lí hiệu quả đàn cá của mình.

Tổng hợp
Đăng ngày 30/03/2022
Thiện Tâm @thien-tam
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 06:20 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 06:20 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 06:20 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 06:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:20 23/01/2025
Some text some message..