5 chàng trai và giấc mơ tỷ phú

Ở vùng quê nghèo Bình Triều (Thăng Bình, Quảng Nam) - nơi những cồn cát trắng cứ nhức mắt suốt bao đời nay, có 5 chàng trai đang từng ngày xây đắp ước mơ trở thành tỷ phú...

5 chàng trai nuôi vit

Trần Anh Ninh và "kỹ sư nuôi vịt" Bùi Văn Lực (trái) bên đàn vịt trắng đồng của mình.

Ở vùng quê nghèo Bình Triều (Thăng Bình, Quảng Nam) - nơi những cồn cát trắng cứ nhức mắt suốt bao đời nay, có 5 chàng trai đang từng ngày xây đắp ước mơ trở thành tỷ phú...

Năm chàng trai ấy là Trần Anh Ninh, Trần Hùng, Vũ Nguyên Hoàng, Bùi Văn Lực và Bùi Văn Lợi. Người nhiều tuổi nhất trong số họ mới 33 tuổi.

Kỹ sư về quê nuôi vịt

Các chàng trai đón tôi trong căn chòi nhỏ giữa cánh đồng lộng gió của thôn Văn Tây, với những nụ cười và ấm nước nấu bằng lá mùng năm dân dã. Năm nay 31 tuổi, anh Bùi Văn Lực đang là đầu tàu trong thực hiện mô hình trang trại của 5 anh em.

Trang trại ngoài nuôi vịt lấy thịt, nuôi vịt đẻ và vịt giống, còn nuôi cá, sắp tới sẽ là nuôi bò. Sản phẩm của các anh làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, mỗi năm cho thu nhập 70-80 triệu đồng/người. Trang trại của các anh còn tạo việc làm thường xuyên cho từ 6 - 10 thanh niên trong thôn, với thu nhập 1,5 triệu đồng/người/tháng...

Hỏi ra mới biết, anh Lực là kỹ sư nông nghiệp, tốt nghiệp Đại học Huế với tấm bằng loại ưu. Anh đã từng được mời về làm việc cho một công ty chuyên nuôi và cung cấp lợn giống, lợn thịt trong Đồng Nai. Nhưng nhìn mảnh đất quê mình còn nghèo khó, anh quyết định mang những điều mình đã học về quê cùng anh em, bè bạn quyết chí làm giàu cho gia đình, cho mảnh đất cát trắng quanh năm này. Bây giờ, anh có biệt danh là “kỹ sư nuôi vịt”.

Trang trại của các anh có ngót nghét 15.000 con vịt. Nhưng đấy chỉ là một phần thôi, bởi như anh Ninh nói: "Bọn em đang thực hiện mô hình vịt - cá - lúa. Mô hình đang được triển khai sau hơn 2 năm nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, điều kiện địa phương, nguồn giống, thức ăn và đầu ra cho sản phẩm. Đến nay mô hình cơ bản đã định hình, có những việc đã gặt hái kết quả khá tốt!".

Hỏi các anh về ý tưởng làm ăn này, Trần Hùng cười rất tươi: “Cũng vì cái nghèo, cái khó mà chúng tôi quyết tâm làm thôi. Chúng tôi thầm nhủ rằng, tại sao thanh niên ở những miền quê khác còn khó khăn hơn gấp bội, vậy mà họ vẫn làm giàu được, còn mình có nhân lực, có kỹ thuật, đất đai, tại sao không làm... Được gia đình, bạn bè động viên, chính quyền địa phương tạo điều kiện, chúng tôi bắt tay vào làm. Ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng mấy anh em bảo ban nhau cùng vượt qua. Giờ thì như các anh thấy đấy...”.

Đổi thay trên cánh đồng quê hương

Ninh dẫn chúng tôi đi xem thành quả của 5 anh em. Trên cánh đồng bao la, đàn vịt gần 15.000 con đang chuẩn bị giao cho thương lái. Mấy anh em nhẩm tính giá vịt trên thị trường bây giờ 37.000 - 40.000 đồng/kg, mỗi lứa vịt nuôi khoảng 45 ngày thì xuất chuồng, trừ chi phí lời gấp đôi. Với 15.000 con vịt, mỗi con chừng 2 - 2,5kg, chí ít trong tay 5 thanh niên này cũng có số tiền lời lên tới 1,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Tấn Vinh- Phó Chủ tịch UBND xã Bình Triều cho biết: "Mô hình của 5 thanh niên đã đóng góp cho địa phương không chỉ về ngân sách, tạo việc làm cho thanh niên, mà còn là điểm sáng về làm kinh tế giỏi, động viên người khác cùng làm theo".
Mong muốn của các anh là tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm cho thanh niên trong thôn. Nhưng khó khăn nhất của họ đang là vốn. "Chúng tôi dự định sẽ mở rộng quy mô sản xuất, kết hợp nhiều loại cây - con để tận dụng tối đa các sản phẩm dây chuyền trong mô hình vịt - cá - lúa đang làm, cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho các anh em và tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên địa phương. Nhưng vướng mắc là thiếu vốn nên nhiều dự án vẫn chưa thể thực hiện được. Hy vọng sắp tới sẽ có được nguồn vốn hỗ trợ để có thể mở rộng mô hình hiện có"- Trần Anh Ninh chia sẻ.

Mô hình của 5 thanh niên đã đóng góp cho địa phương không chỉ về ngân sách, tạo việc làm cho thanh niên, mà còn là điểm sáng về làm kinh tế giỏi".Ông Nguyễn Tấn Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Triều

danviet.vn
Đăng ngày 11/06/2012
Bùi Hữu Cường
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 20:50 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 20:50 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 20:50 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 20:50 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 20:50 18/02/2025
Some text some message..