7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
Khảo sát từ Liên minh thủy sản toàn cầu, tính đến 2023 châu Á chiếm khoảng 74% sản lượng tôm nuôi toàn cầu

Các nước Châu Á là những nhân tố chủ chốt

Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan là những quốc gia dẫn đầu trong việc xuất khẩu tôm trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, sự nổi lên của Ecuador trong lĩnh vực này cũng là điều mà các quốc gia châu Á nên dè chừng, đặc biệt là Indonesia.

Hơn nữa, tôm Ecuador có giá thành rẻ hơn khá nhiều so với tôm châu Á. Do đó, người nuôi và nhà sản xuất phải luôn cẩn trọng và cập nhật các xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành tôm

Trong nhiều năm qua, nghề nuôi tôm đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Nhu cầu thị trường liên tục tăng đối với các mặt hàng thủy hải sản, cùng với những đổi mới công nghệ kỹ thuật trong các quy trình nuôi tôm, đã thúc đẩy sự mở rộng của ngành công nghiệp này.

Sự gia tăng và đổi mới trong nghiên cứu và công nghệ nuôi tôm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản lượng xuất khẩu của mỗi quốc gia.

Tập trung vào môi trường và sự bền vững

Tập trung vào tính bền vững là xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm và đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ người tiêu dùng. Các nhà sản xuất tôm hiện đang cạnh tranh trong việc áp dụng các biện pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường, đồng thời hướng đến sự bền vững trong tương lai. Điều này được xem là nỗ lực giải quyết các tác động tiêu cực từ hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng.

Nuôi tôm được cho là bền vững phải thông qua một số chứng nhận quốc tế theo tiêu chuẩn như BAP (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), GSA (Liên minh hải sản toàn cầu), HACCP hay  CBIB, giúp tăng cường niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm được sản xuất.

Thị trường chính cho xuất khẩu tôm

Các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Liên minh Châu Âu là những điểm đến trọng yếu cho xuất khẩu tôm toàn cầu. Bởi, các quốc gia này thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, không phù hợp cho hoạt động nuôi tôm thẻ quanh năm. 

Tuy nhiên, để thâm nhập vào những thị trường này, mỗi quốc gia phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt do từng nước nhập khẩu đặt ra.

Tôm thẻ chân trắngXu hướng xuất khẩu tôm luôn biến đổi theo từng động thái của thị trường

Tác động của đại dịch đến ngành tôm

Dịch Covid- 19 tác động tới hầu hết các ngành hàng, tôm cũng không ngoại lệ. Làm suy yếu nhu cầu thị trường, chuỗi cung ứng không được tối ưu và giá thành giảm đáng kể là những vấn đề chính mà các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm phải đối mặt.

Do đó, sau COVID - 19, người nuôi tôm, các nhà sản xuất lẫn xuất khẩu tôm phải nỗ lực khôi phục, tổ chức lại từ đầu nhằm lấy lại mục tiêu, vị thế thị trường trước đây.

Đa dạng, đổi mới sản phẩm, gia tăng giá trị

Các nước xuất khẩu tôm, trong đó có Indonesia, hiện đang tập trung phát triển các sản phẩm chế biến từ tôm có giá trị tăng cao. Tôm không chỉ xuất khẩu dưới dạng tươi sống hoặc đông lạnh mà còn được chế biến thành thực phẩm ăn liền, các món ăn dạng đóng gói, gia vị,...

Một điều chắc chắn rằng, với chiến lược này, các nhà sản xuất có thể phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm của mình.

Tầm quan trọng của nghiên cứu và tính đổi mới

Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới trong hệ thống nuôi nhằm đảm bảo tính bền vững và sự phát triển lâu dài cho nghề sản xuất tôm là xu hướng cuối cùng trong xuất khẩu tôm.

Xu hướng xuất khẩu tôm luôn biến đổi theo từng động thái của thị trường. Ngành nuôi tôm thẻ chân trắng không chỉ có tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu mà còn đóng vai trò chủ chốt trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực của thế giới. 

Mặc dù sự phát triển của ngành này hứa hẹn những cơ hội tăng trưởng kinh tế đáng kể, các thách thức về tính bền vững, sự thích ứng với thay đổi của thị trường và nhu cầu đổi mới sáng tạo vẫn là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. 

Để đối mặt với các thách thức trong tương lai, phát triển công nghệ nuôi tôm hiệu quả hơn, áp dụng các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng.

Đăng ngày 14/11/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:34 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 10:34 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:34 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:34 24/12/2024

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 10:34 24/12/2024
Some text some message..