9 năm nghêu Bến Tre đạt chứng nhận quốc tế

Đã sang năm thứ 9, con nghêu ở tỉnh Bến Tre được Hội đồng Biển quốc tế chứng nhận MSC (Marine Stewardship Council) - nghêu “Em-ét-xi”, nhãn hiệu cho nghề khai thác được quản lý tốt, giữ đa dạng sinh thái, không gây cạn kiệt.

9 năm nghêu Bến Tre đạt chứng nhận quốc tế
Nghêu đóng gói hút chân không trong nhà máy chế biến của Cty Hưng Trường Phát (Ảnh: Sáu Nghệ)

Nhờ thế, xuất khẩu được nhiều thị trường ưa chuộng và nay muốn mua phải qua đấu giá.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre Nguyễn Văn Buội phấn khởi cho biết, thời điểm này, giá nghêu các địa phương khác dưới 30.000 đồng/kg, còn nghêu “Em-ét-xi” của Bến Tre trên 30.000 đồng/kg, có khi tới 40.000 đồng/kg. Mà muốn mua phải đấu giá tại bãi nghêu nên chỉ có các thương lái chuyên nghiệp, đại lý lớn mới có thể mua, trả tiền trước khai thác nghêu sau.

Các bãi nuôi nghêu ở tỉnh Bến Tre trải dài địa bàn 3 huyện ven biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Diện tích nuôi nghêu được cấp sổ đỏ cho 9 hợp tác xã thủy sản để thực hiện quản lý cộng đồng, điều còn rất ít địa phương làm được. Tổng diện tích có thể nuôi nghêu khá lớn, tuy nhiên căn cứ điều kiện tự nhiên từng năm mà nuôi diện tích phù hợp. Năm 2017, Bến Tre nuôi 3.922ha, trong đó, nghêu thịt 3.542ha, nghêu giống 380ha. Việc duy trì bãi nghêu giống với diện tích hợp lý cũng chỉ mới Bến Tre làm được trong vùng ĐBSCL và nhiều tỉnh cả nước. Muốn khai thác nghêu giống từ 100.000 con trở lên phải có giấy phép của UBND tỉnh, 5.000 đến dưới 100.000 con phải có giấy phép của Sở NN-PTNT, còn dưới 5.000 con các hợp tác xã được quyết định.

Ông Buội cho biết thêm, các hợp tác xã thường xuyên theo dõi chặt chẽ sự biến động của thời tiết, môi trường nước; phân công cán bộ đo đạc các yếu tố môi trường hàng ngày như độ mặn, nhiệt độ, pH để xử lý kịp thời các biến động. Nhờ giữ nghêu giống và bảo vệ môi trường tốt, sản lượng thu hoạch năm 2017 đạt 5.050 tấn, trong đó, nghêu thịt 4.804 tấn, còn lại nghêu giống; doanh thu hơn 88 tỷ đồng. Đầu năm 2018, nhiều hợp tác xã vẫn còn nghêu thịt, đã thu hoạch 1.400 tấn và khoảng 1.150 tấn chuẩn bị thu hoạch. Diện tích thu hoạch được kịp thời san giống ra hoặc thả giống mới.

Hiệu quả rõ rệt của việc quản lý cộng đồng là đem nguồn lợi tự nhiên về cho 19.375 hộ xã viên một cách dân chủ, từ tiền lãi nuôi nghêu đến giải quyết việc làm như cào nghêu. Trước đây, khi con nghêu chưa đạt chuẩn “Em-ét-xi”, việc quản lý có nhiều bất ổn thường dẫn tới tranh giành, đánh nhau trên bãi nghêu. Bà Trần Thị Thu Nga, nguyên PGĐ Sở NN-PTNT, nay là Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Bến Tre, một người có nhiều đóng góp cho con nghêu Bến Tre đạt “Em-ét-xi” kể về sự đi lên không ít khó khăn qua điển hình HTX Thủy sản Rạng Đông ở huyện Bình Đại.

Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông thành lập từ lâu nhưng việc phân công lao động và chia lợi nhuận không công bằng, nên khi đại hội xã viên bầu lại ban lãnh đạo, ba lần thất bại vì xã viên cãi nhau rồi đập hòm phiếu, bỏ về. Bà Nga kể, bà cùng nhiều cán bộ địa phương xuống từng tổ xã viên lắng nghe dư luận để bàn tính thay đổi phương thức tổ chức, lần thứ tư đại hội mới bầu được vị chủ nhiệm có kinh nghiệm nuôi nghêu.

Đến nay, đây là hợp tác xã nuôi nghêu lớn nhất tỉnh Bến Tre với diện tích 750ha và xã viên là toàn bộ hộ gia đình trong xã. Cộng đồng quản lý bãi nghêu và quản lý cả môi trường, chú ý trồng rừng nên nuôi nghêu ngày càng có hiệu quả, phân công lao động hợp lý làm tăng thu nhập đều đặn.

“Tiền lãi nuôi nghêu, dành 20% để lập ba quỹ, còn 80% chia đều cho nhân khẩu toàn xã nên người dân phấn khởi. Ở các hợp tác xã, ban chủ nhiệm là ban điều hành công việc theo chủ trương của cộng đồng, mọi việc có sự đồng thuận cao. Từ nuôi nghêu có hiệu quả, việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội và cả sinh đẻ có kế hoạch cũng tốt vì cộng đồng quản lý luôn nhân khẩu”, bà Nga nói.

Con nghêu “Em-ét-xi” của Bến Tre đã thành thương hiệu được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là EU. Cty CP Thủy sản Hưng Trường Phát chuyên chế biến xuất khẩu nghêu ở huyện Bình Đại, mỗi năm xuất 4.000 tấn sản phẩm nghêu, giá trị khoảng 10 triệu USD. Tổng giám đốc Võ Thành Hiệp cho biết: “Ngày càng có nhiều khách hàng yêu cầu nghêu “Em-ét-xi”, nay đã chiếm 25%. Đây là chứng nhận rất tốt, có nhiều triển vọng”.

Tuy nhiên, nghêu “Em-ét-xi” của Bến Tre mà Cty Hưng Trường Phát mua được hàng năm để chế biến xuất khẩu lại chỉ khoảng 50% tổng nguyên liệu, và phải mua qua thương lái. Nguyên do, Cty Hưng Trường Phát chưa đấu giá được với các thương lái. Từ đó đặt ra vấn đề cấp thiết với Cty Hưng Trường Phát là xây dựng nguồn nguyên liệu nghêu “Em-ét-xi” thông qua chuỗi cung ứng từ các hợp tác xã. Tổng giám đốc Võ Thành Hiệp bày tỏ: “Chúng tôi đang tìm cách gắn với các hợp tác xã bằng giải pháp đầu tư, tạo thêm việc làm cho xã viên. Đó là xây dựng các trạm sơ chế làm sạch nghêu, một công đoạn quan trọng nhất của chế biến nghêu, tại các hợp tác xã. Công việc sơ chế làm sạch nghêu cũng cần nhiều lao động, tạo thêm thu nhập cho xã viên và chúng tôi sẽ có nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng”.

Dự án đầu tư chuỗi cung ứng nghêu “Em-ét-xi” của Cty Hưng Tường Phát đã thống nhất được với Hợp tác xã Thủy sản Đồng Tâm ở xã Thừa Đức (huyện Bình Đại), gần bên. Hợp tác xã Đồng Tâm có 300ha nuôi nghêu, thuộc loại trung bình của Bến Tre. Theo thỏa thuận giữa hai bên, quý II/2018 bắt đầu triển khai, hoàn thành sau một năm bởi một vụ nuôi nghêu ngắn cũng cần một năm (thả giống nhỏ có khi 3 năm mới thu hoạch).

“Hy vọng thành công và từ kết quả này, chúng tôi phát triển sang các hợp tác xã khác để góp phần xây dựng chuỗi giá trị nghêu Bến Tre “Em-ét-xi” bền vững”, ông Hiệp nói.

NNVN
Đăng ngày 05/06/2018
Duy Tương - Ngọc Thắng
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 03:10 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 03:10 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 03:10 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:10 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 03:10 26/11/2024
Some text some message..