Băn khoăn với con tép bạc bông

Trước tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ đang có dấu hiệu xấu đi, nhiều nông dân ở Trà Vinh đã chuyển sang thả nuôi tép bạc bông. Tuy nhiên, vấn đề khiến không ít người băn khoăn hiện nay là việc xác định nguồn gốc cũng như mức độ thích nghi của loài thủy sản này.

Tép bạc bông được hơn 2 tháng tuổi
Tép bạc bông được hơn 2 tháng tuổi

Kháng được nhiều loại bệnh

Theo một số hộ nuôi ở Trà Vinh, tép bạc bông có khả năng kháng được các bệnh nguy hiểm như: đốm trắng, bệnh hoại tử gan tuỵ… Thêm vào đó, chi phí nuôi tép bạc bông khá thấp, hầu như không sử dụng các loại hoá chất, thuốc thú y và một số sản phẩm bổ sung như khi nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Ông Phan Văn Nhịp (ở ấp Hậu Bối, xã Hiệp Mỹ Đông, H.Cầu Ngang) vừa thu hoạch tép bạc bông, lãi hơn 30 triệu đồng. Ông Nhịp kể sau Tết Nguyên đán, ông tìm mua con giống tôm thẻ chân trắng về thả nuôi thay tôm sú. Do nguồn giống tôm thẻ khan hiếm, nên ông được một người ở xóm giới thiệu giống tép bạc bông. Từ ao nuôi tôm sú trước đây, ông bón thêm vôi, thuốc cá, duy trì độ mặn khoảng 10%o và thả 70.000 con giống. Mỗi ngày ông cho ăn 3 lần, bằng thức ăn của tôm thẻ chân trắng. Sau 1 tháng, ông lắp thêm 2 giàn quạt để bổ sung ô xy. Trong suốt quá trình nuôi chỉ cần bón thêm vôi Dolomite và một ít khoáng bổ sung cho tép mau lớn. Sau gần 3 tháng, ông thu hoạch ao nuôi, tép bạc bông đạt trọng lượng bình quân 75 con/kg.

Chúng tôi tiếp tục tìm đến ao nuôi của ông Phan Văn Út (ngụ cùng ấp Hậu Bối). Ông Út kể thấy có nhiều người nuôi loài tép này đạt hiệu quả cao và ít bị nhiễm bệnh, nên ông đã dành 2 ao nuôi tôm sú trước đây để thả nuôi tép bạc bông. Ao nuôi thứ nhất, ông thả 50.000 con giống. Ao nuôi thứ hai thả 40.000 con. Hằng ngày, mỗi khi nước lớn, ông mở miệng cống để nước ngoài kênh tràn vào ao và không dùng bất cứ biện pháp nào để cách ly mầm bệnh. Trong khi đó, xung quanh có rất nhiều ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại đã thải nước ra hệ thống kênh mương. Ông khẳng định loài tép này vẫn phát triển bình thường và có khả năng thích ứng với nguồn nước bị ô nhiễm. Qua 2 tháng thả nuôi, tép trong ao không có biểu hiện bị nhiễm bệnh như các loài tôm sú hay tôm thẻ chân trắng.

Chưa xác định rõ nguồn gốc

Theo UBND xã Hiệp Mỹ Đông, đến thời điểm này, toàn xã có 8 hộ chuyển sang nuôi tép bạc bông với diện tích hơn 30 ha, trong đó có 3 hộ đã thu hoạch. Các hộ nuôi loài tép này đều thu được lợi nhuận, vì nuôi với mật độ thấp. Tuy sản lượng thu hoạch không cao, nhưng chưa xảy ra tình trạng nhiễm các loại bệnh. Ông Huỳnh Tấn Thuận, Phó chủ tịch UBND xã Hiệp Mỹ Đông, cho biết xã không có chủ trương khuyến khích bà con chuyển sang nuôi loài thuỷ sản này. Nhưng khi một số bà con đi tìm hiểu để nuôi thử, xã không thể ngăn cấm. Tuy nhiên, xã cũng khuyến cáo đây là loài thuỷ sản chưa được các ngành chuyên môn xác định và cho phép nuôi đại trà.

Để có được nguồn con giống, bà con nuôi tôm ở Trà Vinh đã liên hệ với 1 cơ sở ương dưỡng con giống tôm thẻ chân trắng ở H.Thạnh Phú (Bến Tre). Cơ sở này đã giới thiệu tép bạc bông là loại giống mới, giá chỉ khoảng 40 đồng/con loại post 10 và được bà con mua về nuôi thử cho đến nay.

Ông Trần Văn Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Trà Vinh, cho biết loài này có thể cũng là tôm thẻ chân trắng, do các cơ sở sản xuất giống ở Cà Ná (Bình Thuận) cung ứng cho người nuôi, trong đó có một số tỉnh phía Nam. Còn tên tép bạc bông có thể là do cơ sở mua về ương dưỡng và tự đặt để dễ bán hơn.

Theo các hộ nuôi, loài thuỷ sản này có dòng đời khá ngắn, chỉ khoảng 3 tháng là cho thu hoạch. Mật độ nuôi cũng khá thấp, từ 20 - 60 con/m2. Do đó, để chứng minh loài thuỷ sản này có thích hợp với mật độ nuôi công nghiệp hay không, rất cần đến những công trình nghiên cứu của các nhà chuyên môn.

Ao nuôi tép bạc bông rộng 3.500 m2 của ông Phan Văn Út
Ao nuôi tép bạc bông rộng 3.500 m2 của ông Phan Văn Út

Thanh Niên
Đăng ngày 29/05/2013
bảo trung
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/09/2024

Hành vi bất thường của tôm: Nhận biết, nguyên nhân và giải pháp

Hành vi bất thường của tôm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện ao nuôi không phù hợp. Dưới đây là các hành vi bất thường thường gặp ở tôm, cùng với biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp cụ thể để người nuôi có thể nhận diện và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ
• 09:39 06/09/2024

Nâng tầm thú vui với công nghệ và thiết bị mới trong nuôi cá cảnh

Thú vui nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là một nghệ thuật giúp mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng và tạo không gian xanh mát trong ngôi nhà của bạn.

Cá cảnh
• 10:04 05/09/2024

Thực hiện “3 không” trong nuôi tôm để tránh lây nhiễm mầm bệnh

Việc thực hiện nghiêm túc "ba không" trong nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho tôm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:42 05/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 18:21 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 18:21 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 18:21 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 18:21 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 18:21 08/09/2024
Some text some message..