Cá tai tượng

Cậu bé lấy tay áp vào mặt kính, tức thì chú cá nọ lao đến, vây ngực ve vẩy liên hồi, đuôi quẫy quẫy. Cậu miết tay dọc bể kính, chú cá lao theo, không ngớt lao đầu vào chỗ tay cậu bé đặt.

cá tai tượng
Cá tai tượng chiên xù.

Hôm nọ đến nhà hoạ sỹ Tại (người Uông Bí, Quảng Ninh) để xem tranh của anh ấy vẽ sau khi chúng mình có đợt đi điền dã ở vịnh Hạ Long về.

Vợ anh làm đồ nhắm dưới bếp, anh đi lấy tranh. Chỉ còn mình với cậu bé cháu nội của hoạ sỹ, chừng gần 3 tuổi. Cậu bé đang tập nói, ngọng líu lô, tay chỉ chỉ. Mình không hiểu bé nói gì, tay chỉ cái gì. Tức mình, bé kéo áo mình, bắt đứng lên, rồi dắt ra chỗ bể cá.
À, xem cá.

Hình ảnh một bể cá cảnh.

Cái bể không lớn lắm, trong có con bạch long đang bơi lững lờ và một chú cá to bằng bàn tay toàn thân ngà trắng, mình chưa rõ nó là cá gì.

Cậu bé lấy tay áp vào mặt kính, tức thì chú cá nọ lao đến, vây ngực ve vẩy liên hồi, đuôi quẫy quẫy. Cậu miết tay dọc bể kính, chú cá lao theo, không ngớt lao đầu vào chỗ tay cậu bé đặt.

Thấy chú cá hiếu động, háu ăn, đầu không ngớt lao vào thành bể, chợt một liên tưởng trong đầu mình loé lên: Chú cá này phải chăng là cá tai tượng cảnh?

Hỏi hoạ sỹ Tại cá gì, anh bảo chẳng biết nó là cá gì, chỉ thấy người bán người ta bảo đấy là cá tai tượng.

- Ồ đúng rồi! Mình reo lên thích thú.

Bây giờ đã có cá tai tượng cảnh, lại toàn thân màu ngà trắng, trông lanh lợi, không kém phần duyên dáng, không thể không nể phục sự kiên trì chọn lọc của người tạo giống cá cảnh, nuôi và chơi chúng.

Nhờ họ mà hình như bây giờ loài cá nào cũng có thể tạo ra dòng có kích thước nhỏ, màu sắc đa dạng, để nuôi trong các bể cảnh.

Một số loại cá tai tượng cảnh.

Mình nhớ, năm 1993, mình được đi trong đoàn của báo Quảng Ninh giao lưu, học hỏi với báo một số tỉnh thành bạn khu vực phía Nam: Cà Mau, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Bà rịa – Vũng Tàu, Bình Định v.v.

Chuyến đi đó, khi ở một khách sạn tại TP Cần Thơ, thấy dưới gầm cầu thang bộ tầng trệt, người ta xây một tiểu cảnh, thả cá vào đó nuôi.

Mình bất ngờ trông thấy trong tiểu cảnh đó có một con cá to, màu xám, nhìn giông giống cá chép, nhưng chắc chắn không phải. Đầu nó bạc phếch, hơi gù gù.

Nhân viên lễ tân cho mình biết, đó là cá tai tượng.

Đó là giống cá lần đầu tiên mình biết và trông thấy.

Khi về TP Hồ Chí Minh, anh Huy, trước đã ở Quảng Ninh, là bạn của ông Trử (ông Trần Mạnh Trử, Phó tổng biên tập báo Quảng Ninh, Trưởng đoàn dẫn bọn mình đi giao lưu), mời đoàn đi ăn tối ở một nhà hàng trên sông Sài Gòn.

Mâm tiệc mình ngồi có một đĩa lớn trên đó có nửa con cá phía đằng đuôi, đã rán vàng ruộm.

Nó to tới mức tràn ra, không nhìn thấy đĩa đâu. Vảy cong cớn lên hết lượt. Vây lưng, vây bụng, đuôi cũng xoè cả ra.

Không biết cá gì, mới hỏi.

Hầu bàn lễ phép:

- Dạ, đó là cá tai tượng chiên xù.

- Nửa con, phía đuôi?

- Dạ.

- Thế nửa phía đầu nó đâu?

- Dạ, ở mâm kế bên.

Mình ngó qua, mâm bên cạnh cũng một đĩa lớn, nửa đầu con cá tai tượng chiên xù che kín đĩa.

- Cá tai tượng to nhỉ! – Mình buột miệng.

Anh Huy:

- Con này là nhỏ. Cá tai tượng còn có những con lớn hơn.

Cá tai tượng nuôi trong chậu cảnh.

Rồi anh kể, nhà anh trước có nuôi một con tai tượng, làm cảnh.

Lúc mới nuôi chỉ bé bằng bàn tay.

Sau nó lớn, đã được khoảng 5kg, to như cái quạt quạt lúa, phải làm một cái bể kính lớn để chuyển qua.

- Mình chăm nó từ bé. Nó quen. Đến mức, mình đi làm về, hễ nghe thấy tiếng xe máy là nó cuống quýt, liên tục lao đầu vào thành bể, mừng đón – Anh Huy kể tiếp.

- Con mèo, biết nó từ nhỏ, hay nhảy lên thành bể, rình bắt. Đến khi nó lớn, lần ấy không có mình, con mèo sẽ bị chết đuối.

- Chả là mèo nhảy lên thành bể, ngồi chăm chú nhìn cá. Rồi một lúc, chán, nó ngó lơ đi đâu đó, vô ý quay đuôi thò vào bể.

Con cá chỉ chờ có thế, nó lao lên đớp đuôi, kéo con mèo rơi vào bể nước.

- Vậy mà con cá chết mất rồi. Mình rất buồn và tiếc.

- Sao vậy anh?

- Chả là mấy đứa cháu ngoài Bắc nghỉ hè vào chơi, thấy bể nuôi cá mặt kính bám đầy rêu, nước xanh, chúng cho là bẩn, mới cọ rửa bể và thay nước. Con cá bị thay đổi môi trường, chết. Bọn trẻ không biết giống cá này quen sống nơi nước tù.

Chuyện của anh Huy nghe buồn buồn.

Nhưng mà thôi.

Cá tai tượng.

Mình nhớ, bữa chiêu đãi hôm ấy, cá tai tượng chiên xù chấm với nước mắm nhỉ Phú Quốc pha hạt tiêu, thịt dai và thơm.

Những cái vây lưng, vây bụng giòn tan.

Hôm nọ, mình cùng hoạ sỹ Tại bày tranh ra ngắm bên mâm rượu thịnh soạn chị vợ anh hì hụi làm cho, ngay cạnh bể cá cảnh.

Tranh của anh vẽ phong cảnh vịnh Hạ Long như thực lại như mơ.

Mình không rành lắm về hội hoạ, chỉ thấy nó đẹp.

Trong đó có một bức tranh thể hiện lại hình ảnh ngư dân đang kéo lưới lên thuyền. Có một con cá mắc lưới, màu trắng, nhìn hao hao giống con cá tai tượng đang bơi trong bể cảnh kia...

Báo Quảng Ninh, 19/08/2016
Đăng ngày 20/08/2016
Trần Giang Nam
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 07:30 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 07:30 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 07:30 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 07:30 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:30 18/11/2024
Some text some message..