"Cha đẻ" tôm giống xứ Nghệ

Những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cho rằng, điều kiện khí hậu tại Nghệ An nói riêng và miền Bắc nói chung rất khó sản xuất tôm giống.

tạo thương hiệu tôm giống
Ông Cương (giữa) trở thành người tạo ra tôm giống thương hiệu Nghệ.

Vậy nên, khi nghe tin ông Nguyễn Hồng Cương, một người nuôi tôm tại Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu (Nghệ An) sản xuất được trên 10 triệu con tôm giống/năm, nhiều người vẫn không khỏi ngỡ ngàng.

Ông không những là một trong những người nuôi tôm thành công nhất mà còn là người tạo ra thương hiệu tôm giống xứ Nghệ.

Từ nuôi tôm sú quảng canh

Sau nhiều năm vào Nam, ra Bắc kiếm sống, năm 1991 ông Nguyễn Hồng Cương, con liệt sỹ chống Mỹ, bản thân bị tật chân đã trở về xã Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu (nay là phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai) mở tiệm may kiếm sống.

Vừa làm nghề, vừa dạy học may ông còn đấu thầu 3 ha mặt nước và trở thành một trong 4 người nuôi tôm (sú) đầu tiên tại Nghệ An. Mỗi năm, trừ các khoản chi phí, ông thu lãi 30-40 triệu đồng.

Thời điểm đó, mỗi năm đút túi 30 triệu đồng đã khiến nhiều người thèm muốn nhưng ông Cương vẫn chưa muốn dừng lại. Năm 1993, ông thầu thêm 27 ha mặt nước tiếp tục nuôi quảng canh tôm sú và cua xanh.

Sau chuyến vào miền Nam học hỏi kỹ thuật nuôi tôm thâm canh, trở về ông làm thêm dịch vụ cung cấp tôm giống cho các hộ nuôi tại địa phương và các tỉnh phía Bắc.

Ông nhận thấy, trải qua một quãng đường di chuyển quá xa từ miền Nam về, tỉ lệ hao hụt nhiều và sức đề kháng của con tôm giống giảm, người nuôi tôm nhiều phen lao đao. Ông ấp ủ ước mơ sẽ mở trại sản xuất tôm giống ngay tại địa phương để phục vụ người nuôi tôm.

“Nhiều người bảo đó là một ý tưởng điên rồ. Tôi thấy, tôm nuôi vụ 1 được thả vào đầu xuân, việc sản xuất tôm giống được thực hiện vào mùa đông, đó là thời điểm nhiệt độ miền Bắc, miền Trung xuống rất thấp.

Vì vậy, cho tôm sinh sản vào thời điểm này rất khó. Nhiều người nghĩ, tôi đang tự đâm đầu vào chỗ chết bởi trước tới nay chưa ai dám bỏ hàng trăm triệu đồng để xây dựng một trại sản xuất tôm giống tại Nghệ An”, ông Cương tâm sự.

Năm 1999, ông Cương đầu tư 550 triệu đồng xây dựng trại sản xuất giống tôm sú và cua xanh có diện tích 1.000 m2 tại xã Quỳnh Liên.

Để đối phó với nhiệt độ thấp, ông nhập và vận hành công nghệ tuần hoàn nhiệt từ nước ngoài về. Nhiều người đến thăm trại tôm giống đơn giản chỉ vì sự tò mò, xem ông đang làm gì với một đống tiền đã đổ ra hơn là để ghi nhận thành quả của ông.

Nhưng ngay từ năm đầu, ông đã khiến mọi người ngỡ ngàng, trại tôm giống đã cho ra đời trên 10 triệu con tôm sú đạt tiêu chuẩn, thu về 600 triệu đồng, đáp ứng được 1/2 nhu cầu tôm giống tại Nghệ An vào thời điểm năm 2000.

Trại tôm giống của ông Cương vinh dự được 2 lần đón Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn và nhiều đoàn công tác của Bộ NN-PTNT về tham quan..

Bản thân ông Cương, sau những thành tích nổi bật trong thi đua sản xuất đã nhiều lần được đi báo cáo điển hình toàn quốc trong phát triển kinh tế, được nhận cúp, Bằng khen của các cấp ngành của Trung ương và địa phương.

Ông chính thức trở thành người đầu tiên tại Nghệ An sản xuất được tôm giống. Chưa có một thương hiệu nào được đăng ký nhưng tôm giống của ông đã được người nuôi tôm đón nhận, tin tưởng.

Đến thương hiệu tôm giống xứ Nghệ

Năm 2002, ông xây dựng thêm 2 trại sản xuất tôm giống nữa, nâng tổng diện tích trại tôm giống lên 3.000 m2.

Thời điểm này, Bộ Thủy sản (cũ) cho phép ông nhập 800 cặp tôm thẻ chân trắng (TCT) bố mẹ, thuê chuyên gia từ Đài Loan về để chuyển giao kỹ thuật.

Thế nhưng, đây là một giống mới du nhập nên người nuôi tôm và cả ngành nông nghiệp tỉnh thời điểm bấy giờ tỏ ra thận trọng..

kiểm tra quá trình nuôi tôm
Cùng người nuôi tôm kiểm tra quá trình phát triển của con tôm nuôi bằng công nghệ sinh học 

Sản xuất ra giống nhưng không có người mua, kế hoạch sản xuất giống tôm TCT của ông bị phá sản. Cùng thời điểm, ông được Trung tâm Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cua xanh. Với việc xây dựng thêm 3 trại tôm, mỗi năm ông sản xuất được 30 triệu con tôm giống, 2 triệu cua xanh.

Việc nuôi quảng canh tôm sú vẫn thuận lợi, mỗi năm gia đình ông thu 400-500 triệu lãi ròng.

Năm 2009, ông dành thời gian nghiên cứu tài liệu và đi tham quan, học hỏi các mô hình về sản xuất giống tôm TCT trong và ngoài nước.

Thời gian này, các trại tôm của ông được Công ty CP Việt Nam thuê lại để sản xuất tôm giống; các đầm tôm của ông chuyển sang nuôi thâm canh tôm TCT. Bình quân mỗi năm thu về trên 120 tấn tôm thương phẩm, lãi ròng 4-5 tỷ đồng.

Các đầm tôm của ông tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập bình quân 7 triệu đồng/tháng. Thời điểm chính vụ, nhiều lao động tại trại tôm của ông có mức thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng..

Cuối năm 2014, ông thu hồi toàn bộ 6 trại sản xuất tôm giống, đầu tư gần 2 tỷ đồng, tu sửa, xây dựng thêm 1 nhà tôm bố mẹ 600 m2 và tiếp tục đầu tư sản xuất giống tôm TCT. Bước đầu, ông nhập 500 cặp tôm TCT bố mẹ từ Công ty C.P Thái Lan về với giá trên 1 tỉ đồng.

Lúc này, không ai còn nghi ngờ về năng lực sản xuất tôm giống của ông nữa. Họ hiểu, để có được kinh nghiệm và dám bỏ tiền tỉ quay lại với tôm TCT, ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và cả thực tiễn để nghiên cứu. Nhưng ít ai biết ông đang thực hiện một cuộc “cách mạng” trong nuôi tôm và sản xuất tôm giống.

“Thực tế cho thấy, nhu cầu thị trường dần thay đổi, người tiêu dùng bắt đầu tìm sử dụng các sản phẩm an toàn. Muốn làm giàu bền vững từ con tôm, phải thay đổi quan điểm của người nuôi, phải đáp ứng cái thị trường đang cần chứ không phải cung cấp cho thị trường những gì mình có.

Phải đặc biệt ưu tiên việc nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học thay vì sử dụng kháng sinh...

Vì thế, tôi bắt đầu dùng chế phẩm sinh học, sử dụng vi sinh để nuôi ấu trùng tôm, không sử dụng kháng sinh để kích thích tôm sinh sản bằng mọi giá”, ông Cương chia sẻ.

Năm 2015, ông Cương đã sản xuất được 100 triệu con tôm giống TCT, cung ứng thị trường từ Thừa Thiên- Huế đến Quảng Ninh; thu 120 tấn tôm thương phẩm, doanh thu đạt gần 10 tỷ đồng.

Chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm, ông bán giá tôm giống thấp hơn thị trường, mức chiết khấu cho tất cả các hộ dân là 30%, hỗ trợ 7 triệu con giống cho một số hộ khó khăn.

Ông Trần Mạnh Cường, một hộ nuôi tôm tại xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) cho biết: “Năm nay, do nhiều yếu tố tác động, việc nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Rất nhiều hộ trắng tay do mua phải tôm giống trôi nổi, tôm chậm lớn.

Thế nhưng các hộ sử dụng tôm giống của ông Cương đều thắng lợi. Gia đình tôi nuôi 2 ha tôm cũng thu được cho 15 tấn, lãi ròng trên 300 triệu đồng.

Ông Cương sử dụng các chế phẩm sinh học để sản xuất tôm giống, tôm bố mẹ được thay thế khi chỉ mới sinh sản được 2,5-3 tháng.

Cách làm này không giúp ông lãi cao nhưng chất lượng tôm giống hơn hẳn so với một số trại tôm khác. Sử dụng chế phẩm sinh học sẽ cho ra sản phẩm an toàn, tạo điều kiện cho người nuôi tôm có sản phẩm tốt”.

Hiện nay ông đang đầu tư xây dựng thêm 1 nhà cách ly tôm bố mẹ, xây mới 3 trại tôm giống, nâng tổng số trại tôm lên 9 trại (166 hồ tôm giống).

Với việc đầu tư này, ông hi vọng sẽ sản xuất được được 400 triệu con tôm giống, đáp ứng được 1/3 nhu cầu tôm giống tại Nghệ An.

Ông Nguyễn Hồng Cương cũng đã thành lập Công ty TNHH Hải Tuấn với mong muốn trong thời gian tới sẽ đươc UBND tỉnh Nghệ An tạo cơ chế, hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hội thảo về kỹ thuật nuôi tôm an toàn sinh học..

Năm 2014, Dự án sản xuất tôm TCT an toàn sinh học tại Nghệ An đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng bao gồm hệ thống kênh mương cấp, tiêu nước. Có 30 hộ tham gia dự án với tổng diện tích tôm nuôi là 30 ha. Ông Nguyễn Hồng Cương được bầu là tổ trưởng tổ cộng đồng. Dự án được thực hiện hy vọng sẽ thổi một luồng gió mới vào bức tranh nuôi tôm khá ảm đạm ở Nghệ An vài năm trở lại đây.

Báo Nông nghiệp VN, 02/01/2016
Đăng ngày 02/01/2016
Võ Dũng
Nuôi trồng

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 07:44 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 07:44 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 07:44 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 07:44 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 07:44 17/12/2024
Some text some message..