Cuộc cách mạng nguyên liệu thức ăn thủy sản từ sứa biển

Số lượng sứa ngày càng tăng trong các vùng biển trên toàn cầu có thể là một cơ hội mới cho ngành sản xuất thức ăn nuôi trồng thuỷ sản.

Cuộc cách mạng nguyên liệu thức ăn thủy sản từ sứa biển
Biến đổi khí hậu làm gia tăng số lượng loài sứa một cách nhanh chóng. Ảnh minh họa: Internet

Biến đổi khí hậu toàn cầu kết hợp với tác động của con người lên hệ sinh thái biển đang làm giảm số lượng cá trong đại dương. Dẫn đến gia tăng sự nở hoa của loài sứa do cá là đối thủ cạnh tranh của sứa. Loài sứa được xem là sinh vật gây phiền toái và nguy hiểm cho con người và cá biển nuôi. Ngày càng nhiều sứa xuất hiện đã phá huỷ các trang trại cá trên bờ biển Châu Âu và làm tắc nghẽn các hệ thống làm mát của các nhà máy điện gần bờ biển.

Dự án GoJelly với mong muốn giảm thiểu tác hại của loài sứa, sử dụng chúng để sản xuất thức ăn cho cá, phân bón hoặc sản xuất bộ lọc sinh học.

Một liên minh gồm 15 tổ chức khoa học từ 8 quốc gia tham gia vào dự án trong 4 năm với mong muốn sử dụng một cách hợp lý mối đe dọa này. Tiến sĩ Jamileh Javidpour của GEOMAR, người khởi xướng và là điều phối viên của dự án GoJelly cho biết: " Chu kỳ sống của nhiều loài sứa biển chỉ mới được khám phá. Do đó, hầu như không thể đoán trước được khi nào và tại sao một con sứa lớn sẽ nở hoa. Đây là điều chúng tôi muốn thay đổi để các con sứa biển trưởng thành có thể bị bắt trước khi chúng đến bờ biển."

Đồng thời, các đối tác của dự án cũng đang làm việc ở bước thứ hai để trả lời câu hỏi: Phải làm gì với sinh khối sứa bị bắt?.

Nhóm nghiên cứu Gojelly cho biết: "Cá nuôi trong các trang trại đang sử dụng thức ăn từ những con cá hoang dã và điều này làm tăng vấn đề đánh bắt quá mức. Sứa làm thức ăn có thể sẽ bền vững hơn và sẽ bảo vệ nguồn cá tự nhiên.”

Một ý tưởng khác xuất phát từ thực tế chất nhầy của sứa có thể liên kết với vi sinh vật để ứng dụng trong máy lọc sinh học, máy lọc này có thể sử dụng trong nhà máy xử lý nước thải hoặc sản xuất vi sinh. Các nhà nghiên cứu cũng nghĩ đến việc sản xuất thực phẩm cho con người. Cuối cùng điều quan trọng là sứa có chứa collagen, một chất quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.

Hy vọng rằng những nghiên cứu và ứng dụng này trong tương lai có thể giảm thiểu tác hại của loài sứa và đem lại nguyên liệu bền vững cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản.

Thefishsite
Đăng ngày 09/11/2017
VĂN THÁI Lược Dịch
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 06:16 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 06:16 21/01/2025

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 06:16 21/01/2025

Các giống tôm/cá chịu nhiệt, chịu mặn cao: Lựa chọn bền vững cho nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng phổ biến.

Khô hạn
• 06:16 21/01/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 06:16 21/01/2025
Some text some message..