Doanh nghiệp vẫn lạc quan khi Mỹ kiểm tra cá tra Việt Nam

Bắt đầu từ ngày 2/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã kiểm tra tất cả các lô hàng cá tra và cá da trơn nhập nhẩu từ Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra e dè trước việc này và đã có không ít ý kiến nhận định rằng cá tra Việt Nam sẽ bị “triệt” đường vào Mỹ khi chương trình thanh tra cá da trơn (các loài cá thuộc bộ Siluriformes) của Mỹ được triển khai.

Thu hoạch cá tra
Thu hoạch cá tra tại Vĩnh Long. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Tuy nhiên, theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thì đây cũng là một cơ hội cho ngành cá tra.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Biển Đông là một trong số ít doanh nghiệp của Việt Nam được hưởng mức thuế chống bán phá giá thấp tại Mỹ. Nhưng trước việc cá tra khi vào Mỹ phải được kiểm tra toàn bộ tại các kho do Bộ Nông nghiệp Mỹ quy định (gọi là các i-house), ông Ngô Quang Trường, Giám đốc Công ty Biển Đông lo ngại có khả năng sẽ xảy ra câu chuyện ùn ứ hàng, kéo theo tiến độ giao hàng cũng sẽ bị chậm lại. Khả năng thị trường Mỹ bị thiếu hàng tạm thời là có thể xảy ra, đồng thời công ty cũng gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn.

Theo công bố của USDA, chỉ có 40 kho i-house nằm rải rác trên khắp nước Mỹ trong khi 100% hàng của Việt Nam khi đến Mỹ đều phải đưa vào các kho này. Những i-house sẽ tiến hành kiểm tra các sản phẩm cá da trơn nhập khẩu từ nước ngoài, xem chất lượng bên trong có giống với nhãn dán bên ngoài hay không. Sau đó, sản phẩm đạt chuẩn sẽ được dán nhãn hợp quy trước khi bán ra thị trường.

Tuy nhiên, Giám đốc Công ty Biển Đông cũng cho rằng, việc kiểm tra sản phẩm cá da trơn của Mỹ có thể khẳng định không hề vi phạm thông lệ quốc tế mà đây chỉ là rào cản vĩ mô lớn, nhằm bảo hộ cá da trơn (catfish) của Mỹ. Theo ông Trường, tạm thời nếu muốn xuất khẩu ổn định vào thị trường Mỹ thì phải chấp hành.

Ông Trường cũng tiết lộ, hiện giá cá tra tại Mỹ đã tăng rất nhiều, lên mức 1,9 USD/pound (tương đương 4 USD/kg). “Thực sự đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất cá tra qua Mỹ” - ông Trường khẳng định.

Theo ông Ngô Quang Trường, nhờ cơ hội này mà kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ cao hơn nhờ giá bán cao. Điều này có lợi cho người nông dân và cả doanh nghiệp.


Chế biến cá tra xuất khẩu sang Mỹ tại Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)

Tuy vậy, cơ hội là có nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức là trong quá trình nuôi trồng, người dân và doanh nghiệp phải có trình độ cao hơn, sạch hơn, hạn chế sử dụng kháng sinh, các chất cấm. “Chúng ta phải nuôi thưa hơn, tiến tới nuôi theo mô hình sinh thái mới có thể vượt qua rào cản này” - ông Trường nói.

Ông Trường cho rằng, thị trường Mỹ là thị trường "đầu tàu", nếu cá tra vào Mỹ có giá cao thì các thị trường khác cũng sẽ tăng giá theo. Hiện nay, doanh nghiệp không thể nào tự “bơi” một mình.

Về góc độ nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đóng vai trò chủ yếu, trong đó phải chuyển đổi cách quản lý, kiểm soát phù hợp. Việc cần làm bây giờ là phải làm tốt, chấp hành "luật chơi" quốc tế, làm sao chứng minh điều kiện cá tra Việt Nam tương đồng với cá da trơn (catfish) của Mỹ, khi đó sẽ bán được với giá cao hơn. Bên cạnh đó, khi được thị trường nhìn nhận thì giá trị của cá tra sẽ được nâng lên.

Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam (Vinapa), ông Dương Nghĩa Quốc nhận định, sau ngày 2/8, cá tra Việt Nam khi vào Mỹ thì thời gian tồn lưu kho phải kéo dài hơn trước.

Việc kiểm tra được tiến hành rất nghiêm ngặt. Đây là một rào cản cho cá tra của Việt Nam khi xuất sang Mỹ. Theo quy định trong hợp đồng, chi phí trong thời gian tồn lưu này phía nhập khẩu phải chịu. Do đó, theo dự báo của các doanh nghiệp, giá nhập khẩu cá tra sẽ tăng và điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ.

Để cá tra được xuất khẩu sang Mỹ thì 100% không sử dụng chất cấm trong quá trình nuôi. Mật độ nuôi phải đảm bảo, vùng nuôi phải chủ động nguồn nước, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Đại diện một doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở Cần Thơ tiết lộ, doanh nghiệp liên kết với các hộ nông dân và để đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp đã phải tự đầu tư máy móc để kiểm soát dư lượng kháng sinh, thiết bị kiểm tra từ bán thành phẩm đến thành phẩm.

Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, từ nay đến cuối năm, sản lượng xuất khẩu cá tra sang Mỹ có thể sẽ giảm vì phải mất thời gian lưu kho lâu hơn trước. Trong khi đó, người tiêu dùng ở Mỹ có thể hạn chế tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam bởi giá tăng cao do các chi phí tăng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho thấy, 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 836 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 176,5 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai thị trường tăng nhiều nhất là Trung Quốc tăng 46,5% và Brazil tăng 46,3% so với cùng kỳ./. 

TTXVN/Vietnam+, 29/08/2017
Đăng ngày 29/08/2017
Thanh Liêm
Doanh nghiệp

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 12:00 03/12/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 00:47 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 00:47 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 00:47 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 00:47 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 00:47 04/12/2024
Some text some message..