Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD

Sản phẩm chủ lực tăng mạnh

Xuất khẩu tôm vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh, trong tháng 11 tăng 21,8% và 11 tháng đạt 3.552,7 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo cả năm 2024 sẽ đạt 4 tỷ USD.

Cá tra tháng 11 tăng 11% và trong 11 tháng đạt 1.838,9 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo cả năm 2024 sẽ chạm mốc 2 tỷ USD. 

Cá ngừ tháng 11 tăng 8,1% và trong 11 tháng đạt 906,2 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo cả năm 2024 sẽ chạm mốc 1 tỷ USD. 

Nhiều sản phẩm khác cũng tăng 

Ngoài cá tra, cá các loại khác trong tháng 11 tăng 9,1% và 11 tháng đạt 1.756,1 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Mực và bạch tuộc tháng 11 tăng 12,7% và trong 11 tháng đạt 601,6 triệu USD. 

Cua ghẹ, giáp xác khác tháng 11 tăng 39,58% và trong 11 tháng đạt 299,7 triệu USD, tăng 59,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhuyễn thể có vỏ tháng 11 tăng 186% và trong 11 tháng đạt 194,7 triệu USD, tăng 66,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhuyễn thể khác tháng 11 tăng 179,8% và trong 11 tháng đạt 12,8 triệu USD, tăng 121,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Năm nay, còn xuất khẩu các sản phẩm phụ như bột cá. Theo VASEP, tính đến cuối tháng 10, xuất khẩu bột cá đạt 220,4 triệu USD, dự báo cả năm sẽ đạt 264,6 triệu USD.

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chính (triệu USD) tháng 11 và trong 11 tháng đầu năm 2024, so với cùng kỳ năm ngoái 

Sản phẩmT11/2024Tăng, giảm so với cùng kỳ (%)T1-T11/2024Tăng, giảm so với cùng kỳ (%)Tỷ trọng (%)
Cá các loại khác189.7189.11.756,1981.719.2
Cá ngừ85.2238.1906.25317.49.9
Cá tra172.325111.838.9799.520.1
Cua, ghẹ, giáp xác khác36.57439.5299.70859.93.3
Mực, bạch tuộc72.29812.7601.60406.6
Nhuyễn thể có vỏ21.505186194.69866.52.1
Nhuyễn thể khác1.759179.812.847121.80.1
Tôm các loại345.53521.83.552.76313.638.8
Tổng924.93817.19.163.04911.5100

Thị trường chính tăng ấn tượng

Thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đã vượt lên dẫn đầu nhập khẩu thủy sản Việt Nam, với mức tăng 61% trong tháng 11, nâng tổng kim ngạch trong 11 tháng đạt hơn 1,7 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường Mỹ cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, tới 21% trong tháng 11, nâng tổng kim ngạch trong 11 tháng đạt 1,67 tỷ USD.

Thị trường Nhật Bản, EU và Hàn Quốc vẫn đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Dự báo khả quan 

Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe đánh giá, sau 4 năm bị xáo trộn bởi đại dịch, chiến tranh, lạm phát, gần đây thị trường dần ổn định, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã quay trở lại quỹ đạo tăng tốc những tháng cuối năm.

Ở thị trường Mỹ, với sản phẩm tôm, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ cho tôm từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam. Trong đó, mức thuế suất cho tôm Việt Nam là 2,84%, thấp hơn đáng kể so với 4,36% của Ấn Độ và 7,55% của Ecuador; tạo lợi thế cạnh tranh cho tôm Việt Nam trong thời gian tới.

Thủy sản Việt Nam đang có thuận lợi từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Những mặt hàng thủy sản được hưởng ưu đãi ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, đã cho những kết quả tăng trưởng xuất khẩu khả quan. Đơn cử, thuế hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU được giảm xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; trong khi Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador vẫn chịu mức thuế cơ bản 12%.

Với đà tăng trưởng hiện tại, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã trong tầm tay mục tiêu 10 tỷ USD cho năm 2024, tăng 11,5% so với năm 2023. 

Đăng ngày 03/12/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Kinh tế

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 15/03/2025

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 1 năm 2025

Trong tháng 1 năm 2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều biến động, khi kim ngạch chỉ đạt hơn 66 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ
• 11:03 11/03/2025

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:00 07/03/2025

Cà Mau: Giữ vững vị thế dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu tôm

Cà Mau, tỉnh cực Nam của Việt Nam, từ lâu đã nổi tiếng là "thủ phủ tôm" của cả nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích nuôi trồng rộng lớn và sự đầu tư mạnh mẽ vào khoa học - công nghệ, Cà Mau không chỉ duy trì mà còn củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành sản xuất và xuất khẩu tôm.

Tôm thẻ
• 09:46 07/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 02:27 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 02:27 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 02:27 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 02:27 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 02:27 17/03/2025
Some text some message..