Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
Công nghệ Semi-Biofloc ngày càng được ứng dụng rộng rãi tại Bình Định. Ảnh: NT

Mục tiêu chính của việc áp dụng công nghệ này là nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Đồng thời giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Trong giai đoạn từ năm 2020 – 2023, Trung tâm Khuyến nông thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc tại các xã Nhơn Hội (thành phố Quy Nhơn), Cát Minh, Cát Khánh (huyện Phù Cát), Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) và xã Hoài Hải (thị xã Hoài Nhơn) với quy mô 1.500 m2/điểm trình diễn. Kết quả mang lại thực sự rất khả quan, tỷ lệ sống trung bình của tôm đạt 87%, kích cỡ thu hoạch 70 con/kg, năng suất bình quân đạt 25,6 tấn/ha, tăng gấp đôi so với các phương pháp truyền thống. 

Nhờ vậy đã đem lại lợi nhận khá cao cho người nuôi, dao động từ 96 - 118 triệu đồng/1.500 m2/vụ nuôi. Đồng thời, việc nuôi tôm ứng dụng công nghệ này hạn chế hoặc không sử dụng kháng sinh đã góp phần giảm chi phí nuôi, hạn chế rủi ro dịch bệnh và bảo vệ môi trường nuôi. 

Điểm nổi bật của việc ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng cho thấy chi phí đầu vào giảm từ 10-15% so với phương pháp nuôi truyền thống trước đây, đó là nhờ tiết kiệm nước, giảm lượng thức ăn và kháng sinh trong quá trình nuôi. Việc giảm thiểu chi phí này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm, dịch bệnh. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ này cho phép tăng mật độ nuôi lên từ 180 - 200 con/m2 so với 100 - 150 con/m2 ở phương pháp truyền thống. Nhờ vậy, không chỉ giúp tăng năng suất, thu nhập cho người nuôi mà còn mở ra cơ hội nuôi tôm quanh năm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình này tại xã Cát Minh, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) với quy mô 1.000 m2/điểm trình diễn. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% kinh phí về giống, thức ăn và các vật tư thiết yếu. Đồng thời, được tập huấn chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Điểm khác biệt so với trước đây là áp dụng theo quy trình nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, ương tôm giống PL12 sau 25 - 30 ngày, đạt kích cỡ từ 600 - 800 con/kg; giai đoạn 2, chuyển từ ao ương sang ao nuôi thương phẩm với mật độ thả nuôi 200 con/m2

Tôm thẻTôm thương phẩm. Ảnh: NT

Kết quả triển khai trong năm đã góp phần củng cố thêm niềm tin của người dân vào việc ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm. Theo đó, năng suất tôm đạt từ 24 – 27 tấn/ha, đem lại lợi nhuận cho người dân từ 67 - 85 triệu đồng/1.000 m2/vụ.

Ông Phạm Xuân Phương, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, nhận định: Việc áp dụng kỹ thuật nuôi theo công nghệ Semi-Biofloc trong các khâu như lấy nước, xử lý nước, nuôi cấy vi sinh tạo floc,… nhờ vậy tôm sinh trưởng phát triển tốt, không xuất hiện bệnh, tỷ lệ sống đạt 90%, kích cỡ thương phẩm đạt 65 con/kg, năng suất đạt 27,7 tấn/ha, sau khi trừ khấu hao tất cả các chi phí ước tính lợi nhuận đạt 67 triệu đồng. Trong thời gian đến, tôi sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ này để phát triển nghề nuôi tôm của gia đình và sẵn sàng hỗ trợ mọi người nếu họ có nhu cầu.

Tương tự, ông Phan Dình Đủ, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, cho hay: Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm trên địa bàn xã chịu ảnh hưởng rất lớn do thời tiết diễn biến khá phức tạp, ô nhiễm môi trường nuôi, dịch bệnh xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều hơn, dẫn đến thiệt hại cho người nuôi, nhiều hộ dân đã bỏ nghề để chuyển sang làm công việc khác. Đây là vụ đầu tiên tôi ứng dụng công nghệ này vào nuôi thương phẩm, sau 3 tháng thả nuôi, tỷ lệ sống của tôm đạt 85,5 %, kích cỡ tôm thương phẩm 70 con/kg, tổng sản lượng đạt 2.443 kg, lợi nhuận mang lại khoảng 85 triệu đồng. 

Nếu so sánh với nuôi tôm theo truyền thống trước đây thì công nghệ Semi - Biofloc tương đối dễ chuyển giao và ứng dụng, năng suất cao, chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn hẳn. Đồng thời, giúp người nuôi kiểm soát và hạn chế được dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tôm thương phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng nên được ưa chuộng. Vì vậy, ngày càng nhiều hộ dân tiếp cận và ứng dụng vào nuôi thương phẩm và tăng thu nhập tăng đáng kể.

Đăng ngày 03/12/2024
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 10:36 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:36 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 10:36 15/01/2025
Some text some message..