Ếch đồng lên ngôi, thợ soi kiếm tiền khá

Nước mát dẫn dụ lũ ếch rời hang ra ruộng ngao du, “tình tự” hàng đêm tạo điều kiện cho những thợ soi ếch kiếm tiền.

ếch đồng
Anh Điểu chọn ếch để vợ mang ra chợ bán

Giữa thời buổi các nhà nội trợ đi chợ ít nhắm tới những món hải sản đánh bắt được từ biển thì những món đặc sản đồng quê có cơ hội “lên ngôi”, trong đó có ếch đồng.

Món quà từ đồng ruộng

Đang là thời điểm những cánh đồng ở Bình Định xả nước, làm đất để xuống giống vụ hè thu 2016. Nước mát dẫn dụ lũ ếch rời hang ra ruộng ngao du, “tình tự” hàng đêm tạo điều kiện cho những thợ soi ếch kiếm tiền.

Theo anh Nguyễn Văn Điểu (SN 1960) có thâm niên hơn 30 năm làm nghề soi ếch ở khu vực Kim Châu, phường Bình Định (TX An Nhơn), cứ vào thời điểm những cánh đồng lúa vừa gặt xong, ruộng được bỏ khô một thời gian, sau đó xả nước vào để làm đất vụ mùa tiếp theo thì ếch ra rất nhiều.

Bởi ếch là loài thích nước, thời điểm ruộng bị bỏ khô chúng đã phải sống mòn mỏi ở trong hang. Đến khi ruộng được xả đầy nước là chúng mừng rơn, lập tức rời hang đi dạo chơi khắp cánh đồng.

Đặc biệt, không khí mát mẻ còn dẫn dụ các cặp ếch trưởng thành tìm đến với nhau để sinh sản, tiếng ềnh ệch mừng nước của lũ ếch vang khắp đồng ruộng.

“Nông dân Bình Định mỗi năm làm 2-3 vụ lúa, cứ mỗi thời điểm xả nước làm đất thì đó là cao điểm làm ăn của chúng tôi. Tuy nhiên, tháng ba âm lịch mới được xem là mùa soi ếch chính. Bởi mùa này ếch xuất hiện nhiều hơn và thịt ếch ăn rất ngon.

Vì khi cánh đồng được xả nước sẽ xuất hiện nhiều côn trùng, là những món ăn khoái khẩu của ếch. Bởi chúng luôn được no mồi nên thịt mềm, thơm. Chẳng thế ông bà mình mới có câu “ếch tháng ba, gà tháng mười”. Tuy nhiên, không phải ai cũng bắt được ếch, người soi ếch phải có những kỹ năng “nghe, nhìn” mới hành nghề được”, anh Điểu bộc bạch.

Cũng lắm gian nan

Muốn tìm hiểu thực tế, tôi đề nghị anh Điểu cho tham gia 1 chuyến soi ếch. Anh Điểu can ngay: “Anh đi không nổi đâu, đi soi ếch phải lội trong ruộng bùn cả đêm. Có khi phải băng qua những gò hoang đầy gai bàn chải hoặc gai mắc cỡ bằng chân trần. Đôi chân “công tử” như anh chịu không thấu.

Mỗi đêm tôi phải đi hết những cánh đồng của xã này đến những cánh đồng của xã khác. Tuyến đi không được định trước, cứ đi theo tiếng ếch kêu. Nhiều đêm ham quá, cứ đi mải miết trời sáng khi nào không hay”.


Lũ ếch nằm vào bao lưới chuẩn bị ra chợ

Theo anh Điểu, phương tiện hành nghề soi ếch rất đơn giản, chỉ là 1 cái đèn đội trên đầu loại sạc pin mua chỉ 70.000đ/cái, đèn loại xịn hơn có thể chống mưa có giá đắt hơn, nhưng cũng chỉ 120.000đ/cái và 1 cái bao đựng ếch. Sạc đầy pin soi cả đêm đèn mới hết điện, sáng về cắm sạc lại, đêm lại đi soi tiếp, tiện vô cùng.

“Trước đây, thợ soi ếch phải dùng bình ắc quy để thắp đèn, nặng nề lắm. Bây giờ có loại đèn này người soi ếch đỡ vất vả, hành trang nhẹ nên có thể đi được xa hơn”, anh Tùng, bạn cùng nghề với anh Điểu góp chuyện.

Vào thời điểm này, mỗi khi màn đêm buông xuống là những cánh đồng dày đặc ánh đèn. Ếch chỉ thường rời hang vào lúc 1-2 giờ sáng nên đầu hôm thì các thợ soi nhái, đến khi trên cánh đồng có tiếng ếch vang lên thì các thợ soi ếch bắt đầu làm việc.

“Nước mát làm lũ ếch khoái hoạt nên chúng đồng thanh cất tiếng kêu. Nghe tiếng, tôi có thể phân biệt được đó là ếch cái hay ếch đực. Ếch cái kêu giọng trầm, ồm ồm, chầm chậm và vang rất xa; còn tiếng kêu của ếch đực nhặt hơn, thanh hơn do có 2 túi khí ở cổ họng.

Ếch cái luôn to hơn ếch đực, nặng từ 1,5-2 lạng/con, ếch đực chỉ chừng 1 lạng/con. Con ếch chết do tiếng kêu, nếu chúng không kêu thì giữa đồng nước mênh mông, bọn tôi biết đâu mà tìm chúng để bắt”, anh Điểu giải thích.

Đó là các thợ soi nói về những kỹ năng “nghe”, khi nghe họ nói về kỹ năng “nhìn”, tôi hiểu là để soi bắt được con ếch thật chẳng dễ dàng gì. Sau khi nghe tiếng kêu, định hướng được nơi con ếch đang nằm, thợ soi sẽ hướng đèn về nơi ấy và đi dần đến.

Trời tối mù mịt, thân ếch thì đen sì, chúng lại giấu mình dưới những lỗ nước, hoặc nấp sau những mô đất, thợ soi chỉ có cơ hội duy nhất phát hiện ra chúng bằng đôi mắt. Khi bắt đèn, đôi mắt chúng ánh lên màu đỏ như đóm sáng của điếu thuốc, thợ soi phải tinh mắt phát hiện ra 2 đóm sáng ấy.

Thời điểm đồng ruộng cây lúa đang đứng, muốn bắt ếch, thợ soi phải chống xuồng đi dọc các con mương, con sông nên lượng ếch bắt được không bao nhiêu. Mỗi đêm 1 thợ soi có thể bắt được 4-5kg ếch, ếch bắt được nhiều hơn mà giá lại tăng gấp đôi so với trước đây.

“Hiện nay người đi chợ ít mua các loại hải sản như trước đây, muốn ăn đồ tươi họ chỉ tìm món đồng quê, nhất là ếch. Do đó ếch đang bán được giá cao. Nếu như trước đây ếch sông dù hiếm nhưng cũng chỉ bán được 50-60 ngàn đồng/kg, thì nay ếch đồng dù nhiều hơn nhưng bán được đến 100.000đ-110.000đ/kg. Bình quân mỗi đêm tôi soi được 5kg ếch kiếm được hơn 500 ngàn đồng, đêm gặp nhiều cũng được 7-8kg ếch, kiếm được kha khá. Số nhái soi được trước khi soi ếch thì làm thức ăn cải thiện bữa ăn”, anh Điểu chia sẻ.

Nông Nghiệp Việt Nam, 02/06/2016
Đăng ngày 02/06/2016
Vũ Đình Thung - TS - Tr.Thi
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 17:26 14/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 17:26 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 17:26 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 17:26 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 17:26 14/11/2024
Some text some message..