Gió chướng, mùa tôm càng

Khi gió chướng non lao rao lướt trên tàng lá ngọn cây đồng bằng sông Cửu Long, cũng là lúc ngọn gió từ biển Đông “lùa” đám tôm càng vào sâu trong đất liền. Những cửa sông lớn, những dòng sông nhỏ, đâu đâu cũng thấy những con tôm vỏ màu xanh ngọc ẩn mình trong đó.

tom-cang-nuong
Tôm càng nướng. Ảnh: Cúc Tần

Nhưng, khi ngọn gió chướng sòng, lúc cận tết Nguyên đán, thì lũ tôm càng trong mấy cái ao đìa trong vườn mới “đông ken”. Lúc đó, chỉ cần vài ba người nhảy tõm xuống, quậy tưng lên cho nước đục ngầu thì những chú tôm càng xanh dật dờ nổi lên từng giề với những cặp mắt đỏ ngầu. Chỉ cần quơ tay túm râu chúng là đã tóm được hàng chục con.

Mùa tôm càng xanh rộ cũng là lúc đậu rồng bắt đầu cho trái non. Đó là “cơ hội” để ta làm món tôm kho rim. Tôm lột bỏ vỏ, chừa đuôi cho vô nồi đất với muối hột, đường, bột ngọt và nước màu, xốc đều, để cho thấm. Chừng 15 phút sau, cho nước lạnh vào nồi, ngập tôm chừng 1 đốt ngón tay, để lửa riu riu, khi nước rút xăm xắp mình tôm, cũng là lúc nồi kho rim tỏa mùi thơm nôn nao bụng dạ. Rắc nhiều tiêu, nhanh tay dọn ra bàn với dĩa đậu rồng xanh non đã rửa sạch. Vậy là bới chén cơm, vừa cầm trái đậu rồng chấm nước tôm cho vào miệng, cắn, vừa gắp con tôm cắn một khúc, nhai.

tom-kho-rim

Tôm kho rim ăn với cây đậu rồng. Ảnh: Cúc Tần

Vị ngọt mặn béo cay thơm của tôm cùng mùi thực vật lạ miệng của đậu rồng hòa quyện khắp khẩu cái. Nhưng, để món kho rim nầy ngon hơn, người ta bổ sung vào nồi tôm mấy con cá bống cát, mấy chú lòng tong đá. Cận Tết cũng là mùa hai loại thủy sản nầy. Thịt tôm, thịt cá làm tăng thêm giá trị ẩm thực của món ăn, khiến bữa cơm chỉ cần có mỗi một món nầy cũng “hao” lắm rồi.

“Dù ai nói ngọt nói ngon / Đừng kho tôm với cái soong mà lầm!”. Câu ca cải biên nầy khẳng định rằng cá, nhất là tôm nếu muốn có một nồi kho ngon “tuyệt chiêu” dứt khoát phải nấu bằng nồi đất. Tôm kho rim ăn với đậu rồng đã ngon, nhưng món tôm kho tàu mới là “tuyệt đỉnh” công phu đối với loài tôm càng. Chính vì vậy mà tôm kho tàu được chế biến bằng khá nhiều cách.

Có người rửa sạch tôm, chế nước sôi cho thịt tôm săn lại, dễ lặt đầu, lột bỏ vỏ, chừa đuôi tôm, ướp muối đường cho thấm. Lấy gạch trong đầu tôm cho vào chén, nấu sền sệt. Bắc nồi nước trên bếp, nước sôi, thả tôm vào, nêm nếm vừa ăn, để lửa riu riu, khi nước xăm xắp mặt tôm thì xơ đều, chan nước gạch tôm vào, màu đỏ ưa nhìn của gạch tôm thấm đều cả mình tôm thì món ăn đã xong.

tom-kho-tau

Tôm kho tàu. Ảnh: Cúc Tần

Nhưng để có món tôm kho tàu “nhứt hạng” thì làm theo cách sau đây: Lặt đầu tôm, lấy gạch để trong chén. Mình tôm lột sạch vỏ, rửa sạch, để ráo. Cứ một phần muối hột thì dùng ba phần đường cát trắng cho vào nồi tôm, xóc đều, để thấm chừng ba bốn tiếng đồng hồ. Khi thấy mình tôm săn trong thì cho lên bếp lửa lớn. Khi những chiếc bong bóng lăn tăn phập phù trong nồi thì để lửa liu riu cho tới khi không còn chiếc bong bóng nào là nước rút hết vào mình tôm, tôm đã chín, nhưng chưa “kỹ”.

bun-tom-nuong

Bún tôm nướng. Ảnh: Cúc Tần

Gạt bỏ than khỏi bếp, nồi tôm vẫn yên vị, khi tôm đã đỏ một màu son môi thiếu nữ thì chế gạch tôm vào. Chén gạch tôm làm khá bài bản với tiêu, bột ngọt, bột nêm, mỡ trộn đều sên trên bếp lửa liu riu, khi nó sánh lại mới dùng được. Khi chế gạch tôm vào, xóc cho tôm thấm đều gạch và gia vị, để thêm trên bếp lửa một chút mới dọn ra bàn ăn. Tôm kho tàu ăn nóng mới ngon, cùng với sà lách, rau thơm, dưa leo và cà chua xắt lát. Điều đáng quan tâm là khi nấu món tôm kho tàu tuyệt đối không đụng tới nước mắm. Nếu có nước mắm, sẽ “hư bột hư đường” hết trọi.

Nhưng con tôm đâu chỉ “bèo bọt” với hai món ăn trên, nó còn được người đân miền Tây dùng để luộc hoặc nướng gói bánh tráng rau thơm và bún chấm nước mắm dấm ớt, ăn cũng “nhức nhối cái chân răng”. Lại còn món canh so đũa nấu tôm cũng hết sức “điệu đàng”, ăn một lần là ghiền. Ghiền hơn là hai món bánh được làm từ tôm là bánh mặn và bánh canh. Hai món này tuy tiếng ăn chơi nhưng người ta “ăn thiệt” hồi nào không hay, no căng bụng, vì ngon quá xá!

Chính vì vậy mà khi ngọn gió chướng lồng lộng thổi về, người đồng bằng sông Cửu Long ngoài sướng khoái cả thân thể, còn vì thỏa mãn bụng dạ với các món làm từ con tôm càng, quá sức ngon.

TBKTSG Online
Đăng ngày 16/09/2012
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 07:36 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 07:36 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:36 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:36 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:36 23/12/2024
Some text some message..