Hiệu quả từ mô hình sản xuất tổng hợp trên vùng đất phèn nặng huyện U Minh

Chiều ngày 24/5, tại hội trường Trung tâm thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ Cà Mau (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau) tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các mô hình, thuộc Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất tổng hợp trên vùng đất phèn nặng tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau” thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011- 2015”, thời gian thực hiện dự án 42 tháng (từ 10/2013 đến 4/2017) do Thạc sĩ Đoàn Hữu Nghị phó giám đốc Trung tâm làm chủ nhiệm.

Hiệu quả từ mô hình sản xuất tổng hợp trên vùng đất phèn nặng huyện U Minh
Đất rừng U Minh là vùng đất phèn, trũng, trồng lúa và tràm theo phương pháp truyền thống cho thu nhập thấp. Hình CMO

Mục tiêu chung của dự án là xây dựng mô hình mẫu trên vùng đất nhiễm phèn nặng để nhân rộng, phát triển sản xuất trên toàn vùng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân trong vùng, thoát nghèo và ổn định cuộc sống.

Dự án đã triển khai thực hiện 5 mô hình do Trường đại học Cần Thơ chuyển giao công nghệ: Mô hình trồng mía gồm 03 giống K93-219, K95-156 và K88-200 với diện tích 3.000m2, mô hình trồng 02 giống chuối gồm chuối già Philippines và chuối xiêm với diện tích 13.500m2, mô hình sinh sản nhân tao, ương và nuôi bán thâm canh cá Sặc rằn và cá Rô đồng, với diện tích ao nuôi cá thương phẩm là 23.321m2, mô hình nuôi 40 heo rừng lai sinh sản với diện tích chuồng trại và khu chăn thả là 400m2, mô hình nuôi gà nòi lai thương phẩm quy mô 1.000 con với diện tích 700m2 bằng đệm lót sinh học.

Kết quả thực hiện cho thấy: Mô hình nuôi gà nòi lai sau 4,5 – 5 tháng gà đạt trọng lượng 1,93kg/con, tỷ lệ sống 96%, với sản lượng 2.044,5kg, giá bán tại thời điểm là 55.000đ/kg.


Hiệu quả từ mô hình sản xuất tổng hợp trên vùng đất phèn nặng huyện U Minh
Hình gà nòi lai tại trại thực nghiệm

Mô hình nuôi heo rừng lai sinh sản: giống heo rừng bố, mẹ cho phối sinh sản là con heo rừng cái Việt Nam và con heo rừng đực Thái Lan. Trong đó heo cái 35 con và heo đực là 05 con, đàn heo tham gia sinh sản được 103 con, hao hụt 16 con, còn lại 87 con (tỷ lệ sống 84,46%), sau 3 tháng nuôi heo rừng giống đạt trọng lượng trung bình 9,46kg/con, giá bán 100.000 đ/kg.

Hiệu quả từ mô hình sản xuất tổng hợp trên vùng đất phèn nặng huyện U Minh

Hình heo rừng lai tại trại thực nghiệm

Mô hình sinh sản nhân tạo và nuôi cá đồng thương phẩm: (i) sinh sản nhân tạo và ương cá sặc rằn và cá rô đồng, tỷ lệ sống của sặc rằn và rô đồng lần lượt là 76,52%: 83,81%, trong lượng bình quân 450,76 con/kg : 550,33 con/kg, lượng giống thu hoạch 354 kg : 37kg. (ii) nuôi thương phẩm cá đồng: cá đồng tăng trọng khá ổn định trong suốt 02 vụ nuôi, sau 8 tháng nuôi cá sặc rằn và rô đồng có tỷ lệ sống, kích cỡ, năng suất bình quân, sản lượng thu hoạch lần lượt là:41,64% : 48,81%; 8,56con/kg : 11,33con/kg; 3,405kg/ha : 3.662kg/ha; 7.151kg : 732kg; giá bán lẻ đối với cá sặc rằn quân bình 40.000đ/kg, cá rô đồng 50.000đ/kg.

Hiệu quả từ mô hình sản xuất tổng hợp trên vùng đất phèn nặng huyện U Minh

Hình thu hoạch cá rô đồng trại thực nghiệm

Mô hình trồng chuối cấy mô: giống chuối xiêm 1.436 cây, chuối già Philippines  là 130 cây, từ khi trồng đến khi trổ buồng là 10 tháng với tỷ lệ sống; trọng lượng bình quân, sản lượng thu hoạch và năng suất bình quân lần lượt là: 97,8% : 50%; 15,3kg/buồng : 20,7kg/buồng; 4.120kg : 311kg; 25.351 kg/ha/năm : 31.050 kg/ha/năm giá bán quân bình chuối Xiêm 3.000 đồng/kg, chuối già Philipines là 5.000 đồng/kg.

Hiệu quả từ mô hình sản xuất tổng hợp trên vùng đất phèn nặng huyện U Minh

Hình chuối già Philippine trại thực nghiệm

Mô hình trồng mía: Mía được trồng trên diện tích khá nhỏ (3.000m2) ước lượng sản lượng mía thu hoạch khoảng 10 tấn/3.000m2, năng suất bìn quân đạt 33,3 tấn/ha.
Hiệu quả từ mô hình sản xuất tổng hợp trên vùng đất phèn nặng huyện U Minh

Hình mía trồng tại trại thực nghiệm

Qua kết quả triển khai thực hiện các mô hình cũng đã xác định được một số đối tượng thích nghi tốt trên vùng đất nhiễm phèn nặng xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau đem lại giá trị kinh tế như: chuối Xiêm, Gà nòi lai, Cá rô đồng, Heo rừng lai, đây là cơ sở thực tiễn để người dân và chính quyền tiếp cận, tham quan học tập, nhân rộng sản xuất đem lại thu nhập.

Bên cạnh đó, vùng đất nhiểm phèn nặng được cải tạo có hiệu quả nhằm bố trí sản xuất theo hướng tổng hợp có khả năng thích nghi và phát triển trên vùng hệ sinh thái nước ngọt mang tính đặc thù đất rừng U Minh hạ, tỉnh Cà Mau.

Đăng ngày 29/05/2017
Tin và bài: Hoàng Pho
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:28 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:28 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:28 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 23:28 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 23:28 20/12/2024
Some text some message..