Kỹ thuật sử dụng luân trùng, vi tảo trong nuôi tôm

Hiện có nhiều kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất thức ăn nhân tạo cho ấu trùng, nhưng những thức ăn tự nhiên như: Vi tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, artemia, trùn chỉ…. vẫn được xem là thức ăn vô cùng quan trọng và có tiềm năng rất lớn trong sản xuất giống. Trong đó, luân trùng, vi tảo là một trong những thức ăn quan trọng đảm bảo sự thành công trong quá trình sản xuất tôm giống.

Kỹ thuật sử dụng luân trùng, vi tảo trong nuôi tôm
Cấu tạo và vòng đời của luân trùng và vi tảo

Thức ăn cần thiết

Tất cả các loài động vật thủy sản trong giai đoạn đầu của quá trình ương nuôi (sau khi nở từ trứng ra) đều ăn chung một loại thức ăn đó là động thực vật phù du - những sinh vật nhỏ có giá trị dinh dưỡng cao, có kích cỡ phù hợp với cỡ miệng của ấu trùng tôm, cá. Đây là hiện tượng độc đáo và rất hấp dẫn về khía cạnh thức ăn. Ấu trùng tôm, cá sau khi hết noãn hoàn rất khó ăn thức ăn công nghiệp do cơ thể có những đặc điểm như: Kích thước nhỏ (miệng nhỏ), mỏng manh, các cơ quan chưa phát triển đầy đủ: mắt, cơ quan cảm ứng hoá học, hệ thống tiêu hoá (ống tiêu hoá ngắn, enzyme tiêu hoá chưa đầy đủ). Vì vậy chúng cần được cung cấp nguồn thức ăn dễ tiêu: Chứa phần lớn các amino acid tự do, oligopeptid, các enzyme tiêu hoá có khả năng tự phân huỷ các hạt thức ăn và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển mà trong đó thức ăn tự nhiên có thể đáp ứng được yêu cầu đó.

Vi tảo

Đến nay, có khoảng trên 40 loài tảo đã được phân lập, nuôi cấy và sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng các loài thủy sản. Một số loại tảo chính như: Chlorella, Dunaliella, Spirulina, tảo khuê… Về phương thức sử dụng tảo, chúng thường được cho ăn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sinh vật trung gian khác, ở dạng tươi sống hay chế biến, thuần chủng hay hỗn hợp nhiều loài. Mặc dù người ta thường áp dụng phương pháp cho đối tượng nuôi thủy sản ăn chỉ một loài tảo nào đó, nhưng Liao (1983) cho rằng: không có loài tảo đơn độc nào lại tốt nhất về mọi phương diện cho việc nuôi và sử dụng chúng làm thức ăn cho ấu trùng tôm he. Tầm quan trọng của tảo chính là từ giá trị dinh dưỡng của chúng.

Navicula sp bô sung cho tôm nuôi

Navicula sp loài bổ sung nuôi tôm

Luân trùng

Cùng với các loài vi tảo đề cập ở trên, luân trùng cũng là thức ăn tươi sống rất quan trọng trong ương nuôi ấu trùng tôm, cá. Luân trùng, Brachionus plicatilis là thức ăn rất lý tưởng của ấu trùng do chúng có kích thước nhỏ, bơi chậm và sống lơ lửng trong nước, có thể nuôi chúng ở mật độ cao, cho năng suất nuôi cao và có thể được làm giàu với acid béo và chất kháng sinh...

brachionus plicatilis, luân trùng trong nuôi tôm

Brachionus plicatilis

Sử dụng luân trùng và vi tảo trong ương tôm biofloc

Trong các hệ thống nuôi tôm, cộng đồng vi khuẩn có vai trò quan trọng trong việc tái sử dụng các chất dinh dưỡng, làm giảm bớt những khu vực thiếu oxy nghiêm trọng trong ao cũng như giảm các chất dinh dưỡng có trong nước thải. Đồng thời vi khuẩn cũng cung cấp nguồn dưỡng chất bổ sung cho tôm nuôi trong các hệ thống thâm canh và bán thâm canh.

Việc sử dụng các sinh vật sống trôi nổi trong các hệ thống nuôi tôm thâm canh đã cho năng suất tôm cao hơn, bởi vì chúng cải thiện hàm lượng các acid amin thiết yếu và các acid béo nhóm HUFA (Acid béo đa nối đôi có từ 20 carbon trở lên - ND) trong mô của tôm.

Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Nông nghiệp Liên bang, Brazil nhằm đánh giá năng suất của tôm trong hệ thống biofloc có bổ sung vi tảo (Navicula sp.) và luân trùng (Brachionus plicatilis).

Tác động tích cực của việc bổ sung tảo và luân trùng lên các thông số năng suất của tôm cho thấy Navicula sp. và B. plicatilis được dùng như là nguồn thức ăn tự nhiên cho hậu ấu trùng của tôm thẻ chân trắng trong các hệ thống biofloc. Có lẽ là chúng cung cấp các dưỡng chất quan trọng như các acid amin thiết yếu và các acid béo nhóm HUFA cần thiết để tôm sống và phát triển.

Những kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung vi tảo (Navicula sp.) và luân trùng (B. plicatilis) mỗi 5 ngày một lần đã cung cấp một nguồn thức ăn tự nhiên có ý nghĩa cho những giai đoạn đầu của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng được ương trong các hệ thống biofloc.

TCTS
Đăng ngày 17/08/2017
Con Tôm TH
Kỹ thuật

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 02:20 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 02:20 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 02:20 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 02:20 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 02:20 25/04/2024