Mong mỏi của người nuôi tôm công nghiệp

Năm vừa qua, nhiều nông dân trong tỉnh điêu đứng do nuôi tôm công nghiệp thua lỗ.

Người nuôi tôm Cà Mau
Ông Nguyễn Văn Huỳnh mong muốn được áp giá điện.

Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu (hạn hán, xâm mặn, mưa nắng thất thường) nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, giá cả tôm nuôi không ổn định, thậm chí có thời gian rớt giá thê thảm trong khi giá thức ăn, các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản ngày một leo thang khiến người dân không còn thiết tha với đầm tôm, ao cá. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của các hộ dân, nhiều người phải bỏ đầm hoang, bán đất hoặc bỏ đi xứ khác lập nghiệp.

Mặc dù vẫn còn ngay ngáy nỗi lo “thất thu” từ năm cũ, nhưng trong ngày đầu năm mới, người nuôi tôm công nghiệp vẫn thiết tha gửi gắm niềm tâm tư, nguyện vọng đến các cấp, các sở, ban, ngành chức năng với mong ước tìm lối đi mới.

Ông Trần Thạch Bưu (34 tuổi, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi) tâm tình: "Ngoài thời tiết khắc nghiệt, điều người nuôi sợ hơn cả là chất lượng con giống. Hiện nay, có rất nhiều nơi cung cấp con giống, trong khi chất lượng thì không ai kiểm soát được. Thế nên, để tránh tình trạng người dân mua con giống kém chất lượng, tôi mong các ngành chức năng buộc người sản xuất con giống có trách nhiệm với người nuôi. Phải có sự ràng buộc lợi ích giữa 2 bên, bồi thường thiệt hại nếu tôm chết vì con giống kém chất lượng”.

Thời gian qua, UBND tỉnh Cà Mau khuyến khích người nuôi tôm tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi công nghệ cao: Nuôi tôm lót bạc ứng dụng công nghệ cao, nuôi tôm công nghiệp có hố siphon, nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn là mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ít thay nước và nuôi tôm thẻ thâm canh năng suất cao, tôm thẻ ương trong ao lót bạc… nhưng cái khó của người dân hiện nay vẫn là nguồn điện.

Ông Nguyễn Văn Huỳnh (ấp Tân Hoá, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) bộc bạch: “Ở đây, nhiều hộ dân nuôi tôm công nghiệp chưa được áp giá điện nên phải đóng tiền rất cao. Chẳng hạn như gia đình tôi đang nuôi 2 ao tôm với diện tích khoảng 2.000 m2 mà trung bình mỗi tháng đóng trên 3 triệu đồng tiền điện. Vậy nên, tôi mong ngành điện lực nhanh chóng áp giá điện cho bà con tụi tôi”.

Cũng vấn đề về nguồn điện, ông Trần Văn Tổng (ấp Bùng Binh 2, xã Hoà Tân, TP Cà Mau) kiến nghị: “Tôi đang cải tạo đầm tôm nuôi theo mô hình nuôi tôm lót bạc công nghệ cao, nhưng nguồn điện tại địa phương chưa đáp ứng đủ, tôi kiến nghị nâng nguồn điện lên 3 pha để đủ công suất phụ vụ cho suốt quá trình nuôi”.


Ông Trần Văn Tổng (áo đỏ) mong muốn được tăng nguồn điện phục vụ tốt quá trình nuôi tôm tôm công nghiệp.

Ngoài những kiến nghị trên, người nuôi tôm công nghiệp còn mong muốn được hỗ trợ vốn tái sản xuất, đầu ra con tôm được ổn định và hạn chế mức tối đa vấn đề ô nhiễm nguồn nước…

Báo Cà Mau
Đăng ngày 08/02/2017
Ngọc Trầm
Nuôi trồng

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 11:40 06/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 11:40 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 11:40 06/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:40 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:40 06/11/2024
Some text some message..