Mùa "săn" nhum biển

Thời điểm này, khi trời êm, biển lặng, nhum biển tập trung nhiều ở các gành đá gần bờ biển cũng là lúc ngư dân Phổ Châu (Quảng Ngãi) vào mùa săn nhum. Năm nay, giá nhum cao hơn mọi năm nên đã góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân

niem vui cua ngu dan
Niềm vui của ngư dân sau một ngày khai thác nhum

Nhum biển có nơi còn gọi là con nhím biển hay cầu gai, tên khoa học là sea urchin, sea chestnus. Chúng sống ở vùng biển cạn, nước trong, có nhiều rong rêu hoặc san hô hay đá ngầm. Nhum là động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò; sống rất nhiều ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Định. Nhum con giống trái chôm chôm, màu đen sẫm, khi trưởng thành có hình tròn dẹt như trái cam, đường kính khoảng 8 - 10cm; dày 3 - 4cm. Thân nhum phủ đầy gai nhọn dài từ 3 - 4cm, khi di chuyển có thể phóng gai.

Như thể để bù đắp cho ngư dân nghèo vùng biển ngang ở xã Phổ Châu, từ bao năm qua, khu vực các gành đá ven bờ biển nơi đây đã trở thành nơi cư ngụ, sinh sôi của loài nhum biển.

Những ngày này, trời êm, biển lặng và cũng chính là thời điểm vào vụ mùa khai thác nhum biển của ngư dân xã Phổ Châu. Vì vậy, từ tầm khoảng 8 giờ đến 16 giờ mỗi ngày, khu vực các gành đá gần bờ vùng biển này có rất đông ngư dân hành nghề lặn săn nhum biển.

Gọi là đi lặn cho nó oách, chứ thực ra địa điểm hành nghề có nơi chỉ cách bờ vài chục mét. Đồ nghề để săn nhum khá đơn giản, chỉ gồm một cây sắt dài chừng 1 sải tay bẻ cong một đầu như lưỡi câu, giỏ sắt buộc xốp xung quanh cho nổi trên mặt biển và kính lặn. Để bắt nhum, người ta lặn theo các gành đá, khi phát hiện thấy nhum biển thì dùng móc sắt giật khẽ, khi đó, nó sẽ dính vào và chỉ việc kéo lên bỏ vào giỏ.

Cựu lão ngư Nguyễn Thanh Sang (50 tuổi) ở thôn Châu Me, xã Phổ Châu cho biết: Tùy theo thời tiết, song thông thường, mùa săn nhum ở đây kéo dài từ khoảng tháng 3 đến tháng 7 dương lịch. Nhum thường sống dưới kẽ đá, bám vào san hô ở vùng biển gần bờ nên muốn bắt nó phải lặn sâu từ 1 đến 5m mới có thể bắt được. Bình quân thợ lặn nhum sống dưới đáy biển tầm 5-7, thậm chí 9 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Theo lời của ngư dân xã Phổ Châu, thì nhiều năm trước đây, nhum biển có giá rất rẻ, vì vậy đối với nhiều ngư dân, thì mục đích chính đi bắt nhum là để cải thiện cho bữa ăn. Tuy nhiên đó là chuyện của ngày trước, chứ còn bây giờ khi nhum biển đã trở thành món ăn đặc sản, thì đi lặn bắt nhum đã trở thành việc mưu sinh của nhiều gia đình.

Hiện tại, giá thịt, trứng nhum trên thị trường giao động từ 250 - 300 nghìn đồng/kg. Việc giá nhum biển cao đã mang lại khoản thu nhập khá cao cho ngư dân, vì vậy, nên nhiều người dân Phổ Châu ví von, nghề lặn nhum biển cũng giống như đi "nhặt tiền" dưới biển.

Trung bình, một ngày “thợ săn” nhum có thể bắt được khoảng 300 đến 500 con nhum. Thậm chí, những ngày may mắn, mỗi người có thể bắt được cả nghìn con. Sau đó, họ tiến hành sơ chế, bóc lớp vỏ bên ngoài để lấy thịt và trứng nhum bán cho nhà hàng, quán ăn chế biến bán cho thực khách thưởng thức.

con nhum bien
Nhum biển mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân xã biển Phổ Châu

Ước tính, chỉ riêng ở xã Phổ Châu có khoảng 50 hộ dân ở các thôn Tấn Lộc, Châu Me, Vĩnh Tuy và Hưng Long mưu sinh với nghề lặn bắt nhum biển. Bình quân mỗi ngày ngư dân nơi đây khai thác khoảng 60 đến 80kg thịt, trứng nhum thương phẩm.

Không giấu giếm, ngư dân Lê Văn Chính ở xã Phổ Châu cho hay: So với mọi năm, thì năm nay, giá thịt và trứng nhum cao hơn nên ngư dân chúng tôi rất phấn khởi. Bình quân, mỗi ngày lặn nhum bán, thu về 500- 700.000 đồng là chuyện thường.

Tuy công việc lặn bắt nhum nhìn có vẻ đơn giản hơn so với các nghề biển khác, song để có được những giỏ nhum đầy ắp, tươi rói khi lên bờ là một công việc nhọc nhằn, vất vả vô cùng. Người ngư dân trước hết phải có khả năng chịu đựng lâu dưới nước.

“Để trở thành thợ lặn, đặc biệt là lặn nhum, đòi hỏi kỹ năng, sức khỏe và sự chịu đựng dẻo dai... Bởi phải ngâm mình dưới nước nhiều giờ đồng hồ để bắt được nhiều nhum hơn. Cùng với đó, thân nhum biển có nhiều gai, nếu không biết cách bắt gai nhọn có thể chích vào tay, rất đau. Chính vì vậy, chỉ cần một sơ suất nhỏ, thợ lặn sẽ phải đối mặt với nguy hiểm”- anh Chính tâm sự.

khai thac nhum bien
Việc khai thác nhum biển cần đi đôi với công tác bảo vệ

Theo tìm hiểu của chúng tôi ở vùng biển Sa Huỳnh, Phổ Châu có 4 loại gồm nhum đen, nhum giang, nhum bạc và nhum bắn. Trong đó, nhum đen và nhum giang là có thể chế biến đặc sản mắm nhum và nhiều món ngon có hương vị đặc biệt không giống với những món ăn khác. Nhum có thể chế biến thành các món như: cháo nhum, gỏi nhum, nhum nướng mỡ hành, cơm rang nhum, chả nhum... Đến với vùng biển Sa Huỳnh, nhiều người coi nhum là món đặc sản mà khi đến đây phải thưởng thức cho bằng được.

Từ khi trở thành đặc sản, nhum biển ngày càng có giá và được người dân sinh sống ven biển quan tâm khai thác bán. Chính vì vậy lượng nhum biển ngày càng vơi dần và có nguy cơ bị cạn kiệt nếu việc khai thác không đi đôi với bảo vệ.

Ông Huỳnh Văn Quang- Chủ tịch UBND xã Phổ Châu cho biết: Hiện tại, nhum biển đang có giá cao, cho nên không chỉ riêng người dân xã Phổ Châu khai thác để bán mà nhiều ngư dân ở các vùng lân cận khác cũng đến vùng biển Sa Huỳnh để hành nghề. Vì tranh nhau để bắt, nên ngư dân không chỉ bắt những con nhum lớn mà còn bắt luôn cả những con nhum còn nhỏ. Việc khai thác như thế rất ảnh hưởng đến việc phát triển của loài nhum biển.

"Trước thực trạng này, để bảo vệ nguồn lợi nhum biển, chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền người dân cần khai thác hợp lý, bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo tồn nguồn lợi hải sản, hướng tới phát triển bền vững, mang lại nguồn thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân"- ông Quang bày tỏ.

Báo Quảng Ngãi, 25/03/2016
Đăng ngày 27/03/2016
Bảo Ngọc
Đánh bắt

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 21:05 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 21:05 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 21:05 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 21:05 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:05 12/12/2024
Some text some message..