Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
Bình Định tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Ảnh: NT

Gần đây, một số tàu cá đã có dấu hiệu lợi dụng việc tàu cá dưới 15 mét hoạt động ở vùng khơi nhưng không bị xử lý hoạt động sai vùng, đã cố tình tắt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) hoặc vượt ranh giới trên biển vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thuỷ sản trái phép, như: Đã phát hiện 02 tàu cá vượt ranh giới trên biển, có dấu hiệu vi phạm vùng biển Malaysia, dư luận ngư dân phản ánh về việc 02 tàu cá đã được lắp GSHT nhưng không duy trì hoạt động đã bị Malaysia bắt giữ; hiện các cơ quan chức năng của tỉnh chưa liên lạc được với thuyền trưởng tàu cá, chưa xác định 04 tàu cá này đang hoạt động ở đâu để xác minh, xử lý.

Từ tình hình thực tế đó, để tập trung thực hiện các biện pháp trọng tâm, kịp thời phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý răn đe, giảm thiểu tình trạng tàu cá Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Uỷ ban Châu Âu lần thứ 5 tại Việt Nam, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Chủ động trao đổi thông tin, phối hợp với Công an tỉnh xác minh 04 tàu cá có dấu hiệu vi phạm vùng biển Malaysia nêu trên và các trường hợp tàu cá có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài trong thời gian tới, để củng cố hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật. Trao đổi, đề nghị lực lượng Biên phòng các tỉnh phía Nam hỗ trợ, theo dõi hoạt động đối với 04 tàu cá này vào nhập bến, cập cảng tại các tỉnh trong thời gian tới để kịp thời thông báo, phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Bình Định xử lý.

- Nghiên cứu củng cố hồ sơ, áp dụng xử lý hình sự đối với các trường hợp tàu cá vi phạm theo hướng dẫn tại Nghị Quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán – Toà án Nhân dân tối cao.

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, vận động cá biệt ngư dân và răn đe đối với các trường hợp tàu cá đã lắp GSHT thường xuyên hoạt động ở các vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam với các nước, nhưng không duy trì hoạt động GSHT, có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo Chi cục Thuỷ sản thông qua hệ thống GSHT tàu cá tập trung theo dõi hoạt động tàu cá Bình Định đã được lắp đặt thiết bị GSHT, đặc biệt các tàu cá có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét. Kịp thời phát hiện các trường hợp tàu cá thường xuyên hoạt động tại các vùng biển giáp ranh, vượt ranh giới trên biển, mất kết nối GSHT có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài… để cảnh báo, thông báo phối hợp ngăn chặn, xử lý theo quy định. Đồng thời, tạm thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản và thông báo cho các tỉnh phía Nam không cho xuất bến đối với các tàu cá vi phạm; nghiên cứu tham mưu, xử lý đối với các tàu cá hoạt động sai vùng để ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương thu thập thông tin, cung cấp tài liệu chứng cứ liên quan để phục vụ việc xử lý hình sự đối với các trường hợp tàu cá vi phạm theo hướng dẫn tại Nghị Quyết số 04/2024/NQHĐTP của Hội đồng thẩm phán – Toà án Nhân dân tối cao.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển thực hiện rà soát, thống kê, đánh giá lại số tàu cá thuộc diện nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài; xác định các tàu cá này đang ở đâu, hoạt động trong hay ngoài tỉnh, thường xuyên hoạt động ở vùng biển nào, có duy trì hoạt động thiết bị GSHT hay không… để có biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn, kết hợp răn đe giáo dục có trọng tâm, hiệu quả.

- Tổ chức Đoàn công tác tiếp tục vào làm việc với các tỉnh phía Nam để nắm thực trạng tàu cá Bình Định thường xuyên hoạt động ở các tỉnh, đặc biệt nhóm tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài; tiếp tục vận động các tàu cá có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét chưa lắp đặt GSHT; tuyên truyền, kết hợp răn đe giáo dục các tàu cá đã lắp GSHT nhưng có dấu hiệu không duy trì hoạt động, tàu cá thường xuyên hoạt động ở các vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và các nước, có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài.

Công an tỉnh

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nắm tình hình, xác minh thu thập thông tin, tài liệu liên quan các tàu cá có dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài để củng cố hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật. Tập trung phát hiện dấu hiệu, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng hoạt động tổ chức môi giới đưa tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thuỷ sản trái phép (dấu hiệu tháo gửi thiết bị GSHT tàu cá, xoá số đăng ký hoặc sử dụng số đăng ký tàu cá giả…) để tham mưu, xử lý theo quy định pháp luật.

- Nghiên cứu củng cố hồ sơ, áp dụng xử lý hình sự đối với các trường hợp tàu cá vi phạm theo hướng dẫn tại Nghị Quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán – Toà án Nhân dân tối cao.

- Chỉ đạo Công an các địa phương ven biển, đặc biệt là Công an cấp xã và lực lượng đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở tăng cường công tác vận động quần chúng, tuyên truyền giáo dục ngư dân về Nghị Quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán – Toà án Nhân dân tối cao, các vụ việc liên quan tàu cá, ngư dân đã bị xử lý hình sự trong và ngoài tỉnh để răn đe ngư dân, chủ tàu.

UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển

- Tăng cường quản lý, rà soát các tàu cá của địa phương thuộc diện nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, xác định rõ địa bàn tàu cá đang hoạt động, thường xuyên liên lạc với chủ tàu cá để có biện pháp theo dõi, vận động, tuyên

truyền, giáo dục đối với chủ tàu/thuyền trưởng cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác thuỷ sản trái phép.

- Thành lập Tổ công tác thường trực cao điểm chống khai thác IUU của cấp huyện gồm: Phòng Kinh tế/Nông nghiệp huyện chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn để kịp thời tiến hành làm việc với các trường hợp tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác IUU.

- Phối hợp với cơ quan chức năng thu thập thông tin, cung cấp tài liệu chứng cứ liên quan để phục vụ việc xử lý hình sự đối với các trường hợp tàu cá vi phạm theo hướng dẫn tại Nghị Quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán - Toà án Nhân dân tối cao.

Đăng ngày 11/12/2024
Đánh bắt

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:30 11/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 19:30 11/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 19:30 11/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 19:30 11/12/2024

Sáng kiến công nghệ của thủy sản Việt Nam

Sự phát triển của ngành thủy sản thì cuộc thi Đổi mới Sáng tạo Ngành Thủy sản 2024 tổ chức tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã thu hút sự tham gia của nhiều đội ngũ với những giải pháp công nghệ và ý tưởng độc đáo, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

Ao tôm
• 19:30 11/12/2024
Some text some message..