Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.

Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả
Cần biết nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm không hiệu quả để phòng tránh.

Sau đây là Nguyên nhân việc điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả.

1. Đặc điểm nuôi của động vật thủy sản

 nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

Nuôi tôm khác với nuôi các loài động vật trên cạn vì phương pháp chữa bệnh cho tôm chủ yếu trộn vào thức ăn chứ không phải tiêm trực tiếp như động vật trên cạn.

Do đó việc điều trị bệnh cho tôm không thể kiểm soát chính xác liều lượng thuốc được đưa vào từng cá thể tôm. Vì phần lớn thuốc bị hấp thu vào nước và liều đưa vào mỗi cá thể không xác định được do con ăn nhiều, con ăn ít, con không ăn.

2. Sử dụng không đúng phương pháp điều trị

Việc sử dụng không đúng thuốc trị bệnh do:  chẩn đoán sai nguyên nhân gây bệnh( vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm, bệnh do môi trường... mỗi nguyên nhân có hướng điều trị khác nhau).

Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

Các bước cần làm ngay khi phát hiện tôm có triệu chứng bệnh

 Đo tất cả các thông số môi trường nước ( DO, pH, Nhiệt độ, NH3, NO2, H2S, Fe...)

Một vài trường hợp kiểm tra chất lượng nước không chính xác do chỉ đo nước ở tầng mặt và chỉ đo ở 1 vị trí trong ao, để hạn chế sai số trong quá trình kiểm tra chất lượng nước cần đo nhiều vị trí khác nhauđo nước ở tầng giữa cách mặt ao 50cm.

 Xem xét lại triệu chứng của tôm bệnh, tìm kiếm thêm những con bị bệnh trong ao để xem xét triệu chứng và đưa ra kết luận chắc chắn.

Xem xét gan, ruột, phân tômthân tôm để xác định mầm bệnh và tỉ lệ tôm bệnh. Để chính xác nên quan sát nhiều con tôm để so sánh và đối chiếu, với tôm thẻ những con tôm yếu thường tập trung ở giữa ao do đó cần dùng chài kiểm tra tôm ở giữa ao.

 Test khuẩn trong ao với môi trường thạch chọn lọc để xác định mật độ vi khuẩn và tác nhân gây bệnh.

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh mới có biện pháp điều trị, không được vội vàng kết luận và điều trị khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh cho tôm.

3. Ảnh hưởng của môi trường.

Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

Tôm là loài biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Mặt khác ao tôm thường ở ngoài trời nên khi thời tiết thay đổi tôm cũng sẻ bị ảnh hưởng, tôm trở nên yếu, giảm ăn, gây khó khăn cho điều trị bệnh.

Mầm bệnh trên tôm dễ lây lan: cũng bởi tôm sống trong môi trường nước do đó mầm bệnh trên tôm lây lan nhanh và khó cách ly. Điều này cũng gây khó khăn cho việc điều trị.

Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

Quản lý thức ăn không cho ăn dư, nhất là trong khi tôm bệnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Do đó khi tôm bệnh để trộn thuốc hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí cần giảm lượng thức ăn xuống 30-50%.

Che lưới chống nắng cho tôm: Sử dụng lưới che sẽ giảm tác động trực tiếp từ nhiệt độ cao ngoài trời, điều hòa nhiệt độ nước phù hợp từ 30-31 độ C.

4. Tôm đã chuyển sang giai đoạn bệnh nặng khó điều trị

Vì khi tôm phát bệnh không dễ phát hiện, bởi tôm chớm bệnh, cơ thể yếu thường trốn vào giữa ao (nơi quy tụ chất thải). Mặt khác tôm có tập tính ăn xác tôm chết việc này gây khó khăn cho việc chuẩn đoán. Và lúc người nuôi phát hiện tôm bơi lờ đờ trên mặt nước hay tấp vào bờ,  hoặc có xác tôm chết trong nhá (vó) thì đàn tôm đã bị bệnh nặng nếu điều trị khó thành công hơn.

* Nếu có thể cần đặt 1 nhá cho ăn ở giữa ao nuôi (khu vực tập trùng chất thải) khi  quạy chạy tạo dòng chảy tôm yếu sẽ tấp vào giữa ao. Phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe những con tôm yếu tập trung ở vùng giữa ao nuôi.

5. Chất lượng thuốc kém

Chất lượng thuốc kém nguyên nhân do việc: bảo quản, vận chuyển, đóng gói thuốc không đúng cách. Ngoài ra chất lượng thuốc kém còn do nguyên liệu sản xuất nên thuốc kém chất lượng hoặc do cố ý sản xuất thuốc kém chất lượng (đây chỉ là một số ít). Chất lượng thuốc kém còn do thuốc hết hạn sử dụng.

Khi sử dụng thuốc kém chất lượng ngoài việc tôm không trị khỏi bệnh mà còn làm mầm bệnh nặng hơn và có khi làm tôm chết nhanh hơn.

Do đó người nuôi cần bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, sau khi sử dụng cần đậy kín nắp và không để tiếp xúc với ánh sáng. Xem kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng, không sử dụng thuốc có thành phần mập mờ. Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc.

6. Thuốc không vào được tôm bệnh

Tôm bệnh thường bỏ ăn. Thuốc được trộn vào thức ăn sẽ không vào được cơ thể tôm bệnh. Vì thế, phải thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm phòng bệnh cho tôm và  phát hiện sớm tôm bị bệnh để kịp thời xử lý khi tôm vừa chớm bệnh.

7. Sử dụng thuốc không đúng cách

Những cách sử dụng thuốc sai thường gặp:

 Trộn nhiều loại thuốc trong 1 cữ ăn:

Người nuôi thường trộn 1 hay nhiều loại thuốc vào 1 cữ ăn của tôm ví dụ vừa trộn vitamin C vừa trộn Khoáng hoặc vừa trộn acid đường ruột với men vi sinh đường ruột.

Trừ khi việc sử dụng thuốc điều trị bắt buộc phải trộn chung nhằm tăng hiệu quả của sử dụng thuốc. Còn lại nếu chưa có khuyến cáo của nhà sản xuất không nên trộn chung các loại thuốc trong 1 cữ ăn. Bởi vì việc trộn chung các loại thuốc vào 1 cữ ăn vừa làm lãng phí thuốc do tôm không hấp thụ hết vừa làm giảm tác dụng của thuốc (bởi một số thành phần của thuốc này có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc kia).

Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả, trộn thuốc vào thức ăn tôm

*Để sử dụng thuốc hiệu quả người nuôi chỉ nên trộn 1 loại thuốc cho 1 cữ ăn nếu 1 ngày cần sử dụng nhiều loại thuốc cần trộn cắt cữ vào thức ăn tôm.

 Kết hợp nhiều loại kháng sinh không đúng cách

Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

Sự phối hợp kháng sinh làm tăng hiệu quản trị bệnh của kháng sinh nhưng cần phối hợp đúng chủng loại và tỉ lệ.  Cần tránh phối hợp các loại kháng sinh có tính đối kháng nhau.

*Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh cho phòng bệnh, bởi sử dụng kháng sinh liều thấp liên tục dễ gây kháng thuốc. Chỉ khi nào xác định được nguyên nhân là do vi khuẩn mới dùng kháng sinh để trị bệnh và cần sử dụng đúng liệu trình 5-7 ngày và ngưng 1 tháng trước khi thu hoạch để tránh tồn dư kháng sinh.

Đăng ngày 03/07/2017
Nimda
Kỹ thuật

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 14:04 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 14:04 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 14:04 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 14:04 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 14:04 24/04/2024